Van 1 chiều (Check Valve): Hoạt động một chiều, Cấu tạo, Ứng dụng
Van 1 chiều được sử dụng phổ biến trong đời sống, từ các hoạt động công nghiệp cho đến những dịch vụ dân dụng. Loại van này có công dụng giúp hạn chế tình trạng mất mát chất lỏng, khí khi xảy ra sự rò rỉ, hư hỏng đường ống và cho phép dòng chảy chỉ di chuyển theo 1 chiều nhất định, ngăn chặn đi ngược dòng.
Van 1 chiều là gì?
Van 1 chiều (hay van một chiều, valve 1 chiều) có tên tiếng Anh là Check Valve, là một dạng van công nghiệp được lắp đặt trên các đường ống với khả năng ngăn chặn dòng chảy đi ngược chiều. Hiểu một cách đơn giản là loại van này chỉ cho lưu chất được đi qua theo một chiều nhất định và không thể chảy ngược lại.
Đây là loại van có thể vận hành một cách tự động mà không cần sử dụng đến bất kì các thiết bị nào khác hoặc những nguồn năng lượng tác động từ bên ngoài như khí nén hay năng lượng điện. Chúng có thể tự mở hoặc đóng và cũng không cần nhờ đến sự tác động của con người nhưng vẫn vận hành tốt.
Van 1 chiều được sản xuất với rất nhiều loại khác nhau và có thể đáp ứng tốt nhu cầu của nhiều ứng dụng, phù hợp với những mục đích riêng biệt. Một số loại van thường được sử dụng như van lá lật, van nhựa, van cánh bướm, van lò xo,…. Chẳng hạn như van kiểu cánh bướm sẽ được dùng nhiều cho ngành nước, van 1 chiều dạng bi sẽ ứng dụng trong hệ thống hơi nóng hoặc van nhựa sẽ được dùng trong hồ bơi hoặc các ngành hóa chất.
Tùy vào từng loại van mà cơ cấu đóng mở của van một chiều sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường thì loại van công nghiệp này sẽ hoạt động dựa vào sự chênh lệch của áp suất. Cụ thể đó chính là khi áp suất ở phía đầu vào của van cao hơn so với phía đầu ra thì van sẽ tự động mở, ngược lại hoặc áp suất phía đầu không đủ cao thì van sẽ đóng.
Video thực tế van 1 chiều cánh cao su YDK Korea do An Phú Thành phân phối:
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại van 1 chiều
Van 1 chiều được sử dụng trong nhiều ứng dụng của đời sống, đặc biệt là ở các công trình. Tại đây, các hệ thống đường nước sẽ được thiết kế với quy mô rộng lớn và gồm nhiều các hoạt động khác nhau. Chính vì thế cũng cần phải có những thiết kế phù hợp để đáp ứng tốt với hầu hết những nhu cầu và mục đích sử dụng.
Như đã đề cập, van một chiều hiện có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ có cấu tạo và hoạt động theo các nguyên lý khác nhau. Cụ thể 4 loại phổ biến hiện nay là:
1. Van 1 chiều lá lật (Swing Check Valve)
Van một chiều lá lật hay còn có tên khác là van một chiều cửa lật, van một chiều cánh lật đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là những hệ thống cấp thoát nước được xây dựng trên diện rộng, quy mô lớn bởi nó có thể đáp ứng tốt công suất làm việc cao và liên tục.
Tiêu chuẩn: BS 5153 / BS 4505PN10/16
Đặc tính:
- Áp suất (mpa): 1.6
- Áp suất test vỏ: 2.4 mpa
- Áp suất test lòng (nước): 1.76 mpa
- Áp suất test lòng (gas): 0.6 mpa
THÀNH PHẦN VẬT LIỆU
|
QUY CÁCH
DN | Φ | Φ1 | Φ2 | Φ3 | L0∓1.52 | B0∓1.52 | C | ZxΦd |
50 | 50.8 | 99 | 125 | 165 | 203.2 | 20 | 3 | 4xΦ19 |
65 | 63.5 | 118 | 145 | 185 | 215.9 | 20 | 3 | 4xΦ19 |
80 | 76.2 | 132 | 160 | 200 | 241.3 | 22 | 3 | 8xΦ19 |
100 | 101.6 | 156 | 180 | 220 | 292.1 | 24 | 3 | 8xΦ19 |
125 | 127 | 184 | 210 | 250 | 330.2 | 26 | 3 | 8xΦ19 |
150 | 152.4 | 211 | 240 | 285 | 355.6 | 26 | 3 | 8xΦ23 |
200 | 203.2 | 266 | 295 | 340 | 495.3 | 30 | 3 | 12xΦ23 |
250 | 254 | 319 | 355 | 405 | 622.3 | 32 | 3 | 12xΦ28 |
300 | 304.8 | 370 | 410 | 460 | 698.5 | 32 | 4 | 12xΦ28 |
Cấu tạo của van 1 chiều lá lật:
- Thân van: Bộ phận này sẽ được làm từ nhựa, inox, gang, đồng và sẽ được đúc nguyên khối để gia tăng khả năng đối phó và chống chọi lại những tác động của môi trường chất, giúp chống oxy hóa và chống ăn mòn tốt.
- Trục van: Sẽ được chế tạo bằng thép không gỉ để giữ được đồ bền lâu dài. Đồng thời đảm bảo được độ cứng tốt hỗ trợ cho đĩa van hoạt động được ổn định.
- Nắp van: Chất liệu được làm đồng nhất với thân van và dùng dạng lắp ren hoặc bulong để liên kết với phần thân. Nắp có thể tháo rời vào lắp dễ dàng, đơn giản nên việc sửa chữa và bảo trị cũng thuận tiện hơn rất nhiều.
- Đĩa van: Làm bằng nhựa, inox hoặc gang với khả năng chống oxy hóa, chống ăn mòn tốt. Bộ phận này sẽ kết nối với trục van để tạo thành một góc 45 độ nhằm giúp dòng chảy di chuyển một cách dễ dàng hơn.
Nguyên lý hoạt động của van 1 chiều lá lật:
Đĩa van sẽ bịt chặt lỗ thông lại, cố định ở vị trí van đóng nếu dòng chảy chưa hoạt động. Ngược lại, khi dòng chảy đi qua thì áp lực sẽ tác động lên đĩa van và đẩy nó trượt lên vị trí đóng. Khi dòng chạy đạt mức độ tối đa thì đĩa van sẽ kết hợp với thân van tạo nên một góc nghiêng 45 độ, giúp dòng chảy được lưu thông dễ dàng và mượt mà hơn.
Khi dòng chảy ngừng lại và không được cung cấp nữa thì áp lực đầu vào cũng giảm đi, lúc này lưu lượng chất sẽ chảy ngược lại vào trong. Cùng lúc này, lá lật sẽ tự động hạ xuống và đóng chặt lỗ van lại, tạo nên độ kín giúp ngăn chặn dòng chảy đi ngược chiều. Nhờ vào hoạt động này mà các thiết bị sẽ tránh được việc làm hư hỏng dây chuyền.
Sản phẩm nổi bật:
2. Van một chiều cánh bướm (Butterfly Check Valve / Wafer Check Valve)
Van 1 chiều cánh bướm sẽ có cấu tạo khá đơn giản, hoạt động dựa trên áp lực của dòng chảy và không phụ thuộc vào bất kì thiết bị hay nguyên liệu nào. Loại van này sẽ có kích thích nhỏ gọn, không chiếm quá nhiều không gian và có thể lắp đặt dễ dàng. Van thường sẽ là dạng kẹp hoặc dạng nối bích phù hợp với nhiều tiêu chuẩn mặt bích. Tuy nhiên, loại van này cũng có một nhược điểm nhỏ đó chính là lưu lượng của dòng chảy sau khi đi qua sẽ bị giảm đáng kể so với mức ban đầu.
Tiêu chuẩn: BS 5153 / BS 4505PN10/16
Đặc tính:
- Áp suất (mpa): 1.6
- Áp suất test vỏ: 2.4 mpa
- Áp suất test lòng (nước): 1.76 mpa
- Áp suất test lòng (gas): 0.6 mpa
THÀNH PHẦN VẬT LIỆU
|
QUY CÁCH
DN | D | D1 | D2 | L | R | T |
50 | 107 | 65 | 40 | 43 | 27 | 19 |
65 | 127 | 80 | 60 | 46 | 35 | 19.8 |
80 | 142 | 94 | 70 | 64 | 42 | 27.7 |
100 | 162 | 117 | 88 | 64 | 50 | 27.7 |
125 | 192 | 145 | 115 | 70 | 64 | 30.3 |
150 | 218 | 171 | 134 | 76 | 77 | 31.6 |
200 | 273 | 224 | 182 | 89 | 102.5 | 32.9 |
250 | 328 | 265 | 220 | 114 | 125 | 50.5 |
300 | 378 | 310 | 260 | 114 | 146 | 43.3 |
350 | 437 | 360 | 298 | 127 | 170 | 45.3 |
400 | 488 | 410 | 350 | 140 | 195 | 52.3 |
450 | 539 | 450 | 385 | 152 | 215 | 58.2 |
500 | 594 | 505 | 438 | 152 | 238 | 58.3 |
600 | 694 | 624.5 | 538 | 178 | 292 | 74.6 |
700 | 810 | 720 | 662 | 229 | 345 | 98 |
Cấu tạo của van 1 chiều cánh bướm:
- Thân van: Có độ chắc chắn cao, bền nhờ vào quá trình đúc nguyên khối từ inox, gang, thép.
- Lò xo: Sử dụng vật liệu thép không gỉ để có được độ bền và đàn hồi tốt, hạn chế tối đa tình trạng bị ăn mòn và có tác dụng cao trong việc ngăn chặn dòng chảy ngược.
- Cánh bướm: Được làm từ inox có hình dáng giống với lá lật và đáp ứng tốt với nhu cầu sử dụng tại nhiều dạng môi trường khác nhau, ví dụ như nước thải, nước sạch.
Nguyên lý làm việc của van 1 chiều cánh bướm:
Khi có dòng chảy đi ngang, áp lực của dòng chảy sẽ làm cho cánh van chuyển động và xoay quanh trục khép lại. Lưu lượng dòng chảy ra di chuyển với mức độ tối đa nếu 2 cánh nằm ở vị trí song song nhau. Nếu áp lực dòng chảy giảm đi hoặc ngừng đột đột sẽ làm cho lò xo tự động khép lại và bịt kín vào đường ống, ngăn chặn dòng nước di chuyển về phía ngược lại.
Sản phẩm nổi bật: Van 1 chiều cánh bướm | Hiệu BTL
3. Van một chiều lò xo
Nếu xét về mặt kỹ thuật và khả năng đóng kín thì van 1 chiều lò xo được đánh giá là loại van có thể mang lại hiệu quả vượt trội nhất. Loại van này có thể được cấu tạo bởi nhiều chất liệu khác nhau và có nhiều hình dáng, đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng. Chẳng hạn như một số loại van thường gặp như van 1 chiều cối, van 1 chiều lò xo gang, van 1 chiều lò xo đồng hoặc inox,….
Cấu tạo của van một chiều lò xo:
- Thân van: Là nơi dòng chảy được lưu thông qua, bộ phận này sẽ được chế tạo từ nhiều vật liệu như đồng, inox, gang,….
- Trục van: Chất liệu được làm đồng nhất với phần thân và nó chính là điểm tựa cho đĩa van giúp đĩa di chuyển dễ dàng và ổn định.
- Đĩa van: Được bao bọc bởi lớp gioăng, bên trong là nhựa, đồng hoặc inox. Đĩa có khả năng chịu nhiệt, chống mòn tốt.
- Lò xo: Có tác dụng giúp ngăn chặn dòng chảy ngược chiều.
Nguyên lý hoạt động của van một chiều lò xo:
Cũng tương tự như các loại van một chiều khác, van một chiều lò xo sẽ đẩy đĩa van xuống và tạo khoảng trống để dòng chảy được lưu thông khi xuất hiện áp lực của dòng chảy. Đồng thời, khi dòng chảy giảm hoặc ngừng lại thì lực đàn hồi lò xo cũng sẽ ép đĩa van bịt kín đường ống để ngăn không có dòng chảy được tiếp tục lưu thông.
Sản phẩm nổi bật:
4. Van một chiều hơi (Lift Check Valve)
Van 1 chiều hơi hay còn được gọi là van 1 chiều chữ ngã thường sẽ được thiết kế với dạng giống van cầu. Loại van này sẽ được sử dụng nhiều trong các ngành liên quan đến không khí, hệ hơi, khí nén hoặc ở những đường hơi dòng chảy có vận tốc cao.
Van một chiều hơi có cấu tạo khá đơn giản nhưng chỉ thích hợp để lắp đặt theo phương ngang, cần tránh việc đặt thẳng đứng. Ngoài ra, loại van này cũng bị giới hạn về mặt kích thước, tối đa chỉ ở mức DN80 bởi nếu thiết kế với kích thước quá lớn sẽ làm cản trở việc thi công lắp đặt, quá trình bảo dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn.
Cấu tạo của van 1 chiều hơi:
- Thân van: Là bộ phận chịu áp lực lớn từ dòng hơi và cũng chính là vị trí để chứa những linh kiện bên trong. Thân van thường sẽ được làm từ inox, thép hoặc gang và được đúc thành nguyên khối.
- Trục van: Giúp tạo sự đàn hồi khi đóng mở van nhờ vào thiết kế lò xo bên trong.
- Nắp van: Kết nối với thân van bằng gioăng kín hoặc bulong và được làm từ chất liệu giống với thân. Bộ phận này có thể tháo lắp dễ dàng nên thuận tiện cho việc bảo trì và sửa chữa.
- Đĩa van: Có nhiệm vụ ngăn chặn dòng chảy đi ngược. Đĩa van được làm từ inox nên có khả năng chịu được nhiệt độ cao, áp lực lớn và chống ăn mòn. Đồng thời, nó còn có phần lò xo để gắn với đĩa, khi áp lực dòng chất hoạt động sẽ giúp van tự mở.
Nguyên lý làm việc của van 1 chiều hơi:
Van sẽ luôn ở trạng thái đóng nếu dòng lưu chất hơi không được hoạt động. Chỉ khi dòng hơi được đi qua thì áp lực của nó mới có thể tác động lên đĩa van và đẩy phần đĩa lên cao để tạo thành một khoảng không giúp dòng chảy được lưu thông qua một cách dễ dàng. Khi dòng hơi giảm bớt áp lực sẽ làm cho lực đàn hồi của lò xo tăng và thẳng lực đẩy của dòng hơi, từ đó khiến cho đĩa van hạ xuống bịt kín lỗ qua, ngăn chặn dòng chảy.
Video mô phỏng cấu tạo và nguyên lý hoạt động chung của van 1 chiều:
Phân loại van 1 chiều theo chất liệu chế tạo
Ngoài phân loại van một chiều theo thiết kế, thiết bị này còn được phân loại dựa trên chất liệu chế tạo, bao gồm đồng, inox, nhựa và gang. Mỗi chất liệu chế tạo sẽ giúp van phù hợp với những môi trường lưu chất khác nhau để khi lắp đặt vào hệ thống đảm bảo được hệ thống làm việc ổn định, hiệu quả và thiết bị giữ được độ bền, cũng như tránh được tình trạng oxy hóa hoặc ăn mòn trong quá trình sử dụng.
1. Van một chiều đồng
Van 1 chiều đồng sẽ được chế tạo 100% bằng đồng với khả năng chống lại tình trạng dòng chảy di chuyển ngược chiều. Loại van này có thể được thiết kế với nhiều kích thước, chủng loại khác nhau tùy vào yêu cầu và nhu cầu của người dùng. Bởi tính đa dạng của nó nên van được sử dụng rất phổ biến trên thị trường.
Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm như không thể sử dụng được trong một vài môi trường nhất định, cụ thể là bazo, các môi trường có tính axit, nước biển, nước muối bởi đồng sẽ dễ bị ăn mòn và khiến cho tuổi thọ của van bị ảnh hưởng đáng kể. Loại van này sẽ thích hợp để dùng cho các môi trường có nhiệt độ thấp, ít áp lực.
Sản phẩm nổi bật:
2. Van một chiều inox
Van một chiều inox là loại van được chế tạo ra nhằm giúp khắc phục tốt các nhược điểm của van một chiều đồng. Loại van này có thể sử dụng tốt trong các môi trường nước thải, nước sạch, các hoạt động có độ oxy hoặc độ ăn mòn cao. Thông thường thì loại van 1 chiều này sẽ được ứng dụng nhiều trong các dây chuyền công nghiệp lớn, khí nóng, truyền tải xăng dầu, ngành sản xuất, khí gas,….
Sản phẩm nổi bật:
3. Van một chiều nhựa
Loại van một chiều này được sử dụng nhiều trong các môi trường có tính ăn mòn cao như axit, nước biến, bazo hay những dung môi hữu cơ. Bởi nó có tính chống chịu mạnh với tính chất nhưa cPVC, uPVC, PVC,….Các loại van 1 chiều được làm từ nhựa có tính chịu nhiệt cực tốt, đáp ứng được môi trường có nhiệt độ lên đến 70 độ C, chịu được áp dụng đến PN10. Tuy nhiên, van sẽ không được dùng cùng với những hữu cơ có tính mạnh bởi nó sẽ tạo ra phản ứng ăn mòn, oxy hóa nhanh chóng khiến hoạt động bị cản trở, hư hỏng nghiêm trọng.
Một ưu điểm lớn của loại van một chiều nhựa đó chính là đạt được tiêu chuẩn nước sạch. Chính vì thế mà nó có thể được dùng trong các hoạt động cung cấp và dẫn truyền nước. Van còn có thể dùng trong các xưởng chế tạo nguyên liệu, sản xuất hóa chất, điện phân hóa học. Ngoài ra, nó cũng được dùng nhiều trong các hệ thống ao hồ, hồ bơi hoặc trong ứng dụng để nuôi trồng thủy sản nhằm ngăn chặn tình trạng nước thoát ra ngoài.
4. Van một chiều gang
Với chất liệu gang chắc chắn và bền bỉ, van 1 chiều gang có thể hoạt động một cách bền bỉ, an toàn và ổn định. Đồng thời, chi phí để sản xuất ra nó cũng tiết kiệm, giảm được một phần kinh phí cho người sử dụng. Thông thường thì loại van này sẽ được ứng dụng nhiều trong các môi trường công nghiệp, chủ yếu là cấp thoát nước, xử lý nước thải, nước sạch.
Sản phẩm nổi bật:
Ưu và nhược điểm của van 1 chiều
Bất kỳ một thiết bị van công nghiệp nào cũng đều có ưu và nhược điểm, van 1 chiều cũng không ngoại lệ. Nắm rõ ưu nhược điểm của thiết bị giúp lựa chọn, sử dụng thiết bị chuẩn xác và hiệu quả hơn.
Ưu điểm van một chiều
Sự đa dạng và tính phổ biến của van 1 chiều cũng đủ thấy được thiết bị này sở hữu rất nhiều các ưu điểm và mặt lợi ích cho cuộc sống. Cụ thể như sau:
- Sự đa dạng về kích thước, cấu tạo, vật chất.
- Có thể hoạt động tự động dựa trên áp lực của dòng chảy mà không cần bất kì tác động nào khác.
- Ít bộ phận chuyển động, chi phí sửa chữa thấp.
- Dễ dàng thay thế mà không cần phải thay đổi cấu trúc của đường ống.
- Hạn chế tình trạng hư hỏng của thiết bị máy và máy bơm bởi ảnh hưởng từ dòng chảy ngược.
- Có thể linh hoạt trong việc đối phó với những thay đổi của dòng chảy.
- Ngăn chặn tình trạng búa nước.
- Ứng dụng hiệu quả, an toàn, phổ biến trong đời sống và công nghiệp.
Nhược điểm van 1 chiều
Bên cạnh ưu điểm, valve 1 chiều vẫn còn tồn tại 2 nhược điểm:
- Bộ phận chuyển động của van được đặt ở vị trí kín nên khó có thể xác định và biết được van đang đóng hay mở.
- Đĩa van có khả năng dễ bị kẹt ở vị trí mở hoặc cũng có trường hợp không thể đóng kín do mắc kẹt rác thải, cặn bã.
Ứng dụng van 1 chiều
Van một chiều có công dụng giúp dòng chảy được di chuyển theo một chiều cố định, ngăn chặn việc ngược dòng. Loại van này có thể được ứng dụng nhiều trong các công trình, quy trình sản xuất hoặc đời sống hàng ngày với 4 khả năng:
- Giúp giữ kín chân không.
- Giúp ngăn chặn siphoning (tình trạng hút ngược).
- Giúp hạn chế và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm từ dòng chảy nước.
- Giúp bảo vệ các thiết bị ở hạ lựu hình thành bởi những thiệt hại từ dòng chảy ngược.
Hiện nay, hầu hết các ngành công nghiệp đều cần sử dụng van 1 chiều bởi tác dụng tuyệt vời của thiết bị. Cụ thể như:
- Xét về mục đích trong ngành công nghiệp thì loại van này sẽ được ứng dụng nhiều trong hệ thống đốt khí, lò nung, nồi hơi, hệ thống chân không, bơm.
- Mặt khác, các thiết bị được sử dụng hàng ngày như máy giặt, máy rửa bát hoặc các đường nước thải cũng có ứng dụng của van một chiều.
- Valve 1 chiều có thể dùng trên đường nước hoặc CO2 để kiểm tra các hồ cá.
- Ứng dụng thường được biết đến và phổ biến nhất hiện nay là dùng trong khí nén và cho nước.
AN PHÚ THÀNH CUNG CẤP VAN 1 CHIỀU, VAN BƯỚM,… CHO CÔNG TRÌNH “THÁO DỠ VÀ LẮP MỚI HỆ ỐNG NƯỚC GIẢI NHIỆT TỪ CỤM CHILLER ĐẾN THÁP GIẢI NHIỆT TẦNG MÁI – TÒA NHÀ QTSC9” (NGÀY 7/4/2023)
Tiêu chí lựa chọn van một chiều
Van 1 chiều (Check Valve) có rất nhiều kiểu dáng, kích thước và được chế tạo theo các vật liệu khác nhau, nguyên lý hoạt động cũng riêng biệt nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu ứng dụng trong cuộc sống. Để có thể giúp van được hoạt động tốt, ổn định và đảm bảo độ bền chắc thì cần phải biết cách lựa chọn loại van phù hợp. Sau đây là một số tiêu chí giúp quý khách hàng chọn lựa được chính xác thiết bị:
- Ưu tiên chọn các chất liệu chế tạo phù hợp với dòng chảy: Mỗi môi trường dung chất khác nhau sẽ có những tính chất riêng biệt nên cần phải biết vật liệu nào sẽ đáp ứng được dòng chảy đó để giúp hoạt động của van được mượt mà, hạn chế tình trạng mòn gỉ.
- Chọn kích cỡ và cách thức nối van: Van 1 chiều sẽ có 2 dạng là lắp bích hoặc lắp ren. Tùy vào đường ống và điểm kết nối mà bạn nên lựa chọn loại lắp phù hợp để đảm bảo độ kín, hạn chế rò rỉ. Ví dụ như những loại ống có kích thước lớn thì nên dùng lắp bích với những gioăng làm kín chất lượng để hạn chế rạn nứt, vỡ.
- Hướng và vị trí lắp van: Đây là chi tiết cực kì quan trọng không được lựa chọn một cách sơ sài. Các loại van 1 chiều thường sẽ có mũi tên trên thân để giúp người dùng xác định cụ thể hướng của dòng chảy. Thông thường van sẽ được lắp theo chiều ngang, tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt cần lắp theo chiều dọc thì cần xác định cụ thể và chính xác vị trí để hạn chế tình trạng búa nước ở cửa van.
- Áp suất đầu vào và định mức van có thể chịu: Để van có thể hoạt động tốt thì mức áp lực của dòng chảy cũng cần phải phù hợp với quy định của nhà sản xuất. Nếu van phải chịu áp lực lớn hơn mức quy định thì có thể gây ra tình trạng hư đĩa hoặc gây rò rỉ. Bên cạnh đó, hệ thống cũng không thể hoạt động và cho dòng chảy đi qua nếu áp lực nứt hoặc mở quá lớn, lớn hơn áp lực dòng chảy.
- Nhiệt độ lưu chất và môi trường xung quanh: Mỗi loại van với những chất liệu khác nhau sẽ có những mức chịu nhiệt riêng biệt. Vì thế cần biết rõ mức chịu nhiệt của loại van đang sử dụng để đảm bảo hoạt động của nó. Chẳng hạn như van inox hoặc gang sẽ có mức chịu đựng tối đa khoảng 300 độ C, còn van nhựa OVC thường chỉ khoảng 70 độ C.
- Nhu cầu sửa chữa, bảo trì: Cần xem xét và đánh giá về tần suất làm việc để lựa chọn loại van một chiều có cấu tạo đơn giản hoặc phức tạp hơn để dễ dàng cho việc bảo trì, sửa chữa thiết bị.
Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng van 1 chiều
Để van 1 chiều có thể hoạt động tốt và đạt được công suất tối đa thì cần lưu ý một số vấn đề sau khi lắp đặt:
- Trên thân của mỗi van 1 chiều sẽ có kí hiệu mũi tên để xác định hướng của dòng chảy, chính vì thế cần lắp đặt theo đúng hướng để van có thể hoạt động ổn định.
- Với những đường ống có kích thước, hình dáng khác nhau thì cần phải chú ý kỹ hơn về kiểu lắp ren hoặc lắp bích, lắp đúng thiết kế van.
- Để có thể thuận tiện và dễ dàng hơn cho quá trình sửa chữa, thay thế hay bảo trì van thì cần phải bố trí khoảng cách vừa phải từ đầu van đến cuối van.
- Để gia tăng độ kín của van 1 chiều trong quá trình lắp đặt nhằm hạn chế tình trạng rò rỉ thì có thể đệm thêm lớp gioăng làm kín, dùng lớp cao su hoặc băng keo.
- Kích thước của van một chiều phải đồng nhất với kích thước của mặt bích.
- Tùy vào từng loại van mà cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc lắp van nằm ngang hay nằm dọc là thuận tiện nhất.
Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin về van 1 chiều (Check Valve) được sử dụng nhiều trong công nghiệp và đời sống. Van được sản xuất và thiết kế theo nhiều hình dáng, vật liệu, kích thước khác nhau nên khi cần sử dụng quý khách cần phải cân nhắc và lựa chọn thật kỹ để tìm được loại van phù hợp, mang đến năng suất hiệu quả và ổn định nhất.
BÀI VIẾT THAM KHẢO THÊM:
- Van cắm (Plug Valve) là gì? Đặc điểm, Cấu tạo và Ứng dụng
- Van an toàn (Safety Valve): Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng
- Van cổng (Gate Valve) là gì? cấu tạo, phân loại, giá tốt nhất
- Van Giảm Áp: Phân Loại, Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động, Cách Chỉnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!