Van bướm điều khiển khí nén | DN40 – DN1200 | Báo giá tốt nhất
Van bướm điều khiển khí nén là thiết bị thủy lực được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại với khả năng đóng/mở nhanh (chỉ mất 1-2s cho một chu trình). Ứng dụng nổi bật là dùng trong hệ thống nước sạch, nước thải, dẫn hóa chất, khí gas, sản xuất xi măng, bột giấy, thực phẩm, nước uống, sữa,…
Van bướm điều khiển khí nén là gì?
Van bướm điều khiển khí nén (Pneumatic Control Butterfly Valve) là một thiết bị thủy lực có tác dụng điều tiết lưu lượng môi chất trong hệ thống đường ống công nghiệp. Đặc trưng của loại van bướm này là không dùng lực từ tay (van bướm tay quay, van bướm tay gạt) hay dùng nguồn điện (van bướm điều khiển điện) mà hoạt động tự động thông qua các bộ điều khiển khí nén.
So với các dòng van bướm có cùng chức năng thì van cánh bướm điều khiển bằng khí nén sẽ có cấu tạo phức tạp hơn bởi cần thiết kế thêm bộ điều khiển khí nén, tuy nhiên chính điều này đã mang đến nhiều thế mạnh trong quá trình vận hành, giúp tiết kiệm thời gian và sức lực cho nhân công. Thiết kế phần thân van vẫn giống với cấu tạo của các loại van bướm khác chính là có cấu trúc tổng thể khá giống hình con bướm.
Với khả năng tự động hóa của thiết bị giúp quá trình vận hành hệ thống nhẹ nhàng hơn hẳn nên được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, đáp ứng được nhiều kích cỡ đường ống hay môi trường, có thể lắp đặt ở các các vị trí cao hoặc sâu. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đem đến tính ứng dụng cao cho cuộc sống được thể hiện một cách rõ ràng thông qua các loại van cánh bướm điều khiển khí nén.
Thông số kỹ thuật của van bướm điều khiển bằng khí nén:
- Kích thước: DN40 – DN1200
- Vật liệu chế tạo van (Body Material) : Inox, Gang, Nhựa
- Vật liệu đĩa (Disc Material): SS304/SS316 (một loại thép không gỉ), Nylon, Ductile Iron, 2205, 2507, 1.4529
- Vòng làm kín (Seal Material): EPDM, PTFE, NBR, VITON
- Áp lực làm việc (Working Pressure): PN16
- Nhiệt độ làm việc (Working Temperature): Tối đa 220o
- Tiêu chuẩn chế tạo bộ khí: IP67 kháng nước, kháng bụi
- Áp lực khí nén (Pneumatic pressure used): 3 – 8bar
- Kiểu kết nối: Wafer, Lug, Semi Lug
- Tiêu chuẩn: BS, JIS, ANSI, DIN
- Thương hiệu (Brands): Geko, Haitima, KosaPlus, KBValve,…
Tìm hiểu thêm:
- Van cầu điều khiển khí nén: Cấu tạo, các loại, nguyên lý vận hành
- Van bi điều khiển khí nén | Nhập khẩu Hàn Quốc, China, Đài Loan
Cấu tạo của van cánh bướm điều khiển khí nén
Dù có nhiều thiết kế, đa dạng nguồn gốc sản xuất, thương hiệu, kiểu kết nối nhưng nhìn chung cấu tạo chung của van bướm điều khiển bằng khí nén đều cần các bộ phận giống nhau. So với các dòng van bướm được điều khiển bằng lực tay, chẳng hạn như van bướm tay quay thì cấu tạo của Pneumatic Control Butterfly Valve phức tạp và nhiều bộ phận hơn rất nhiều.
Thân van bướm điều khiển bằng khí nén
Thân van cánh bướm điều khiển khí nén cũng có cấu tạo tương tự với các loại van bướm khác, bao gồm:
- Thân van (Body): Thường được sơn epoxy bên ngoài để tăng độ bền, giảm sự hao mòn do các yếu tố bên ngoài. Thân van thường có hình tròn, bao bọc đĩa van bên trong và thường sử dụng các chất liệu có độ bền, chống ngoại lực tốt để bảo vệ được các bộ phận nằm bên trong.
- Đĩa van (Disc): Nằm bên trong thân van và có thể xoay quanh thân nhờ một trục đi qua tâm đĩa van và thân van. Đĩa van chính là bộ phận giúp môi chất có thể đi qua hệ thống khi nó chuyển động quanh trục van, tạo thành với thân van một góc (0-90º). Kích thước đĩa van không đường bằng hoặc lớn hơn đường kính thân van vì sẽ không thể đặt vào trong được, tuy nhiên nếu quá nhỏ có thể khiến van không thể làm kín và khiến cho các môi chất đi qua bị rò rỉ.
- Trục (Stern): Chính là bộ phận quan trọng tạo thành liên kết giữa thân van, đĩa van, bộ phận điều khiển khí nén để tạo thành một chuỗi liên kết giúp đĩa van xoay quanh thân van. Trục thường là một khối đúc kim loại cứng, thẳng, có dạng khối trụ để giúp đĩa van có thể xoay một cách dễ dàng, linh hoạt.
- Gioăng làm kín(Seal Ring): Là một vòng đệm thường được làm từ các chất liệu có độ đàn hồi như EPDM, PTFE, Hi EPDM và được đặt giữa thân van, đĩa van. Bộ phận này sẽ giảm độ ma sát trong quá trình vận hành của đĩa van, hạn chế gây ra tiếng động đồng thời làm kín van hơn, không gây rò rỉ lưu chất.
- Vòng làm kín (Gasket): Có hình dạng cũng khá có dạng vòng tròn giống gioăng, có chức năng giống gioăng nhưng thường có kích thước lớn hơn.
Phần điều khiển của van cánh bướm điều khiển khí nén
Bộ phận này thường có dạng hình hộp được làm từ kim loại, nhựa hoặc các chất liệu có độ bền cao, phù hợp với nhiều môi trường để phù hợp với nhiều yếu tố thời tiết, được đặt nằm ngay trên thân van và được nối liền với trục van để tạo thành một dây chuyền vận hành.Cụ thể để bộ điều khiển có thể hoạt động thì cần có những thành phần sau:
- Thiết bị điều khiển khí nén: Thường có những bộ phận như piston, xilanh, trục vít truyền động và lò xo (với dạng tác động đơn, lò xo sẽ có cơ chế tự phản hồi ngược còn với dạng tác động kép thường sẽ không có). Tùy theo dạng tác động đơn hay kép sẽ ảnh hưởng một phần đến cơ chế vận hành của van.
- Van điện từ: Đóng vai trò phân chia và điều hướng dòng khí nén để đưa đến bộ truyền động giúp đĩa van bắt đầu chuyển động quanh trục. Điện áp cần thiết để van điện từ hoạt động là khoảng 24VDC, 220VAC.
- Công tắc giới hạn hành trình: Thường được đặt ở vị trí mà bất cứ góc độ nào cũng có thể nhìn thấy được trạng thái của van mà không cần lại gần. Công tắc này còn đưa ra các tín hiệu để điều khiển van điện từ thực hiện việc đóng/mở.
- Bộ định vị van tuyến tính: Là thiết bị được cố định với thân van để điều tiết lưu lượng khí nén được đưa tới thiết bị truyền động bằng tín hiệu 4 – 20 mA, thông qua đó điều khiển các góc quay của đĩa van với các góc mở khác nhau (thường được cài đặt trước). Tuy nhiên chỉ có loại van điều khiển bằng khí nén tuyến tính mới được có thêm bộ phận này.
- Bộ lọc khí nén filter: Có nhiệm vụ nâng cao chất lượng khí nén để hệ thống vận hành hiệu quả hơn. Thường bộ phận này sẽ nguồn nuôi với các thiết bị sử dụng khí khác để thực hiện chức năng tách nước, lọc bỏ các chất bẩn (cáu cặn) để không làm tắc nghẽn đường ống dẫn khí khi đi qua hệ thống. Tùy vào nhu cầu thực tế mà van có thể sử dụng các bộ lọc đơn hay kép.
Cơ chế vận hành của van bướm điều khiển khí nén
Nguyên lý hoạt động chung của van bướm điều khiển bằng khí nén chính là đưa khí nén vào bộ phận điều khiển thông qua một van điện từ, lúc này dưới tác động lực của khí thì phần xilanh (trong bộ điều khiển) sẽ tự quay theo góc từ 0 – 90º . Khi đó trục ở bộ điều khiển và trục chính đi qua van bướm đã được liên kết với nhau nên đĩa van cũng quay theo hướng trục để môi chất chảy qua hệ thống.
Pneumatic Control Butterfly Valve hoạt động tự động không chịu ảnh hưởng của ngoại lực và có thể khác nhau một chút về nguyên lý hoạt động tùy theo dạng tác động. Cụ thể
Van bướm điều khiển khí nén tác động đơn
Thiết kế của van bướm điều khiển khí nén sẽ gồm 3 buồng để cấp và xả khí nén với các bộ phận như hệ bánh răng, bộ điều khiển nằm dưới trục truyền động, ty – đĩa van bướm; trong đó trục truyền động và ty sẽ được cố định với nhau.
Khi van đóng, khí nén sẽ được đưa vào bộ điều khiển theo cửa mở, đi vào buồng nằm ở giữa. Lúc này áp suất trong buồng tăng lên khiến hai 2 Pitong hai bên bị đẩy sang, tạo lực lên làm nén lò xo ở hai buồng bên cạnh đồng thời nhờ hệ bánh răng cũng tạo thành một liên kết khiến trục chuyển động xoay. Do trục truyền động và ty đã được gắn cố định nên chắc chắn trục van cũng quay và đĩa van bướm bắt đầu mở theo góc 90º, môi chất bắt đầu chảy qua.
Lúc này muốn van bướm được duy trì trạng thái mở thì vẫn cần duy trì liên tục cung cấp khí nén cho bộ điều khiển. Khi khí nén ngừng được cấp thì trong buồng giữa sẽ mất cân bằng, lò xò dần trở về trạng thái bình thường, hai pittong chuyển động theo hướng ngược lại thì trục điều khiển, trục van cũng dần quay ngược trở lại để đĩa van đóng. Lúc này đĩa van sẽ về trạng thái đóng, môi chất không thể chảy qua hệ thống.
Van bướm điều khiển khí nén tác động kép
Pneumatic Control Butterfly Valve Double có nguyên lý hoạt động phức tạp hơn bởi khí nén sẽ đi vào ở cả hai khoang open và close để tác động lên pittong 2 đầu. Tuy nhiên hệ truyền động cũng được cố định với ty để điều khiển van mở/đóng theo hướng chuyển động của trục van.
Khi van đang ở trạng thái đóng hoàn toàn muốn chuyển qua trạng thái mở thì cần cung cấp khí nén vào cửa open, lúc này khí nén sẽ đi vào khoang ở giữa và cũng làm cho piston bị đẩy sang bên bên (giống van tác động đơn). Tương tự thì khi khí nén truyền trong hai buồng hai bên bị đẩy ra thì hệ thống bánh răng trên piston sẽ xoay khiến trục điều khiển quay, ty van quay, đĩa van cũng bắt đầu mở ra để môi chất chảy qua.
Tuy nhiên với loại van cánh bướm điều khiển khí nén này thì không thể đóng bằng việc đột ngột ngưng cấp khí. Khi nén chỉ được ngưng cấp ở cửa open đồng thời cấp tại cửa close, lúc này khí không vào buồng giữa mà đi vào hai buồng hai bên khiến pittong di chuyển ngược lại so với quy trình mở van. Khi hệ thống bánh răng, trục điều khiển, ty van, đĩa van quay theo hướng ngược lại thì đĩa van sẽ tự đóng vào, môi chất không thể chảy qua.
Điều này cũng có nghĩa là nếu khí nén không được cung cấp ở cửa đóng nhưng cũng ngưng cấp ở cửa mở thì đĩa van sẽ trục điều khiển sẽ ngưng hoạt động ngay lập tức, đĩa van dừng ở vị trí quay gần nhất. Chỉ đến khi khí nén tiếp tục được cung cấp ở một trong hai đầu thì đĩa van bướm mới tiếp tục hoạt động trở lại.
Phân loại van bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển khí nén thường được phân loại dựa trên các yếu tố như góc quay, bộ truyền động, dạng kết nối, chất liệu,… Các yếu tố này sẽ quyết định van có phù hợp với hệ thống đường ống hay không nên cần cực kỳ thận trọng để đảm bảo thiết bị vận hành hiệu quả và tối ưu nhất.
Phân loại theo góc quay
Với van cánh bướm điều khiển khí nén, thiết bị cần đạt được hai góc quay tối thiểu là 0º (đóng hoàn toàn) và 90º (mở hoàn toàn). Tùy theo cấu tạo hay các thiết bị mà van bướm có thể hoặc không thể điều chỉnh được các góc quay theo ý muốn. Cụ thể
- Van bướm điều khiển khí nén On/Off: Thường chỉ có hai góc quay duy nhất là Off (nằm ở góc quay 0º hay trạng thái đóng hoàn toàn) hoặc On (đĩa van bắt đầu mở và chỉ có thể ngừng khi đạt góc quay 90º, không thể dừng ở góc quay bất kỳ). Tuy nhiên trên thực tế đây là dạng được sử dụng phổ biến nhất do chủ yếu nhu cầu sử dụng van bướm cũng chỉ để đóng/mở hệ thống dòng chảy.
- Van bướm điều khiển khí nén tuyến tính: Cho phép đĩa van có thể mở và ngưng lại ở nhiều góc độ khác nhau để điều tiết lưu lượng môi chất theo mong muốn. Tùy lực tác động mà khả năng mở của đĩa van sẽ khác nhau, thường là 4 mA ≅ 0%; 8 mA ≅ 25%;12 mA ≅ 50%; 16 mA ≅ 75%; 20 mA ≅ 100%. Tuy nhiên dạng này sẽ có chi phí cao hơn, vận hành phức tạp hơn nên ít phổ biến hơn.
Phân loại theo bộ truyền động
Đặc điểm của van bướm điều khiển bằng khí nén chính là có thêm bộ phận truyền động gắn trên thân van, chính nhờ bộ phận này mà việc vận hành của thiết bị mới nhẹ nhàng và thực hiện tự động. Do đó, Pneumatic control butterfly valve cũng có thể được phân loại dựa trên bộ truyền động như:
- Van bướm điều khiển khí nén tác động đơn (Pneumatic Control Butterfly Valve Single): Thường sử dụng van 3/2 hoặc hai van 2/2, có thiết kế gồm cửa vào, một cửa xả và một ống xả. Dạng này sẽ cần có một lò xo trong bộ truyền động để khi áp lực (được tạo từ khí nén) truyền vào khiến lò xo bị nén lại làm trục xoay; khi lực không được cấp vào sẽ khiến lò xo trở về trạng thái ban đầu (chính là trạng thái đóng). Dạng này thường áp dụng với các hệ thống không bắt buộc phải hoạt động liên tục do sẽ tốn nhiên liệu (để tạo ra các áp lực nén lò xo liên tiếp).
- Van bướm điều khiển khí nén tác động kép (Pneumatic Control Butterfly Valve Double): Thường sử dụng van 5/2 hoặc 4/2, không có lò tự phản hồi giống như loại tác động đơn, điều này có nghĩa là muốn van ngưng hoạt động thì phải tiếp tục cung cấp khí nén. Trong trường hợp đột ngột mất khí nén thì nó sẽ không thể tự động về trạng thái ban đầu mà nằm ở góc quay gần nhất (nghĩa là nếu van đang quay đến góc 50 độ nhưng khí nén đột ngột bị ngưng thì van cũng dừng lại ở góc này.
Phân loại theo dạng kết nối
Van bướm điều khiển khí nén sẽ được cố định vào đường ống thông qua các lỗ ren (lỗ khoan) được thiết kế trên thân, các lỗ này sẽ được kết nối với các mặt bích đã được hàn vào hai bên đường ống bằng các bulong. Do đó nếu không lựa chọn các van đúng kiểu kết nối sẽ không thể sử dụng được trên hệ thống.
- Van bướm điều khiển khí nén dạng kẹp Wafer (Wafer Type Pneumatic Control Butterfly Valve): Đây là dạng đơn giản nhất, cách lắp đặt dễ nhất và cũng thường có chi phí rẻ nhất. Theo đó sẽ chỉ có hai lỗ ren được thiết kế trên thân van (nằm ngay vị trí nơi trục van và thân van tiếp giáp) và kết nối với mặt bích bằng các bulong, hai mặt bích giữa ở hai đường ống sẽ cần kẹp chặt để cố định van dễ dàng hơn.
- Van bướm điều khiển khí nén kiểu tai bích (Lug Type Pneumatic Control Butterfly Valve): Với các lỗ ren được phân bố đều quanh thân van, kích thước của các lỗ ren này bằng với kích thước mặt bích để khi siết bulong, đường ống sẽ được làm kín nhất có thể, hạn chế tối đa nguy cơ lưu chất bị rò rỉ.
- Van bướm điều khiển khí nén kiểu tai bích rút gọn (Semi Lug Type Pneumatic control butterfly valve): có khoảng 4 lỗ ren được đặt ở hai vị trí trên dưới đối xứng nhau trên thân van, thiết kế này giúp van được cố định chặt hơn vào đường ống để hạn chế nguy cơ môi chất bị rò rỉ khi vận hành.
- Van bướm điều khiển khí nén dạng hai mặt bích (Flanged Type Pneumatic Control Butterfly Valve): Đây được đánh giá là một trong những loại có khả năng cố định chắc chắn nhất, ít xảy ra nguy cơ rò rỉ và thường được áp dụng trên các hệ thống đường ống lớn, phải chịu áp suất cao để đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả.
Phân loại theo chất liệu
Chất liệu của van bướm điều khiển khí nén cũng tác động rất nhiều đến toàn bộ hệ thống hoạt động của đường ống, liên quan đến độ bền dưới sự tác động của môi trường, môi chất nên cũng cần xem xét kỹ.
- Van bướm điều khiển khí nén gang: Đây luôn là lựa chọn trong rất nhiều hệ thống đường ống vì có chi phí rẻ, phù hợp với nhiều tính chất môi chất, độ bền ổn. Tuy nhiên nhược điểm của chất liệu này chính là khả năng chịu áp lực và nhiệt độ không quá tốt đặc biệt nếu dùng làm chất liệu van đĩa.
- Van bướm điều khiển khí nén Inox: Được đánh giá là một trong những chất liệu tốt nhất bởi vừa chịu được nhiệt độ, vừa chịu được áp lực cao, không quá dày nên không làm cản trở tốc độ môi chất, rất thường được sử dụng cho bộ phận van đĩa. Inox cao cấp 304 hay 316 là một trong những loại thường được ưa chuộng nhất đồng thời cũng cũng có chi phí cao nhất.
- Van bướm điều khiển khí nén nhựa: Thường đáp ứng cho cách hệ thống đường ống dẫn truyền hóa chất, khí gas do khả năng chống ăn mòn, hoạt động được trong các môi trường acid hay kiềm tốt. Phổ biến nhất là sử dụng các chất liệu nhựa như PVC, UPVC, PP, tuy nhiên độ bền hay khả năng chống va đập, khả năng chịu nhiệt hay áp lực của chất liệu nhựa thường khá kém.
- Van bướm điều khiển khí nén thép: Với các hệ thống đường sống yêu cầu phải chịu áp suất hay nhiệt độ cao thường xem xét sử dụng chất liệu thép thay vì chất liệu gang. Độ cứng của thép tốt hơn, độ bền cao hơn gang nhưng đồng thời cũng có chi phí cao hơn và nặng hơn rất nhiều. Thường các kỹ sư sẽ sử dụng thép không gỉ, thép WCB để sản xuất thân hoặc đĩa van.
- Van bướm điều khiển khí nén kết hợp chất liệu: Mục đích khi kết hợp các chất liệu là để tăng hiệu suất hoạt động, tăng độ bền và giải quyết được các nhược điểm từ các chất liệu khác. Phổ biến nhất thường là sử dụng van bướm thân gang đĩa inox (bởi inox thường khá mỏng, nên sẽ không gây cản trở dòng chảy trong hệ thống đường ống khi mở hoàn toàn).
Sản phẩm bán chạy: Van bướm vi sinh điều khiển khí nén | Hiệu BTL
Một số cách phân loại khác
Một số đơn vị cũng lựa chọn Pneumatic Control Butterfly Valve cho hệ thống đường ống thông qua thương hiệu hay nơi sản xuất bởi mỗi nhà sản xuất đều có thể tạo ra các sản phẩm có tính chất, ưu/nhược điểm khác nhau. Một số thương hiệu sản xuất van bướm điều khiển bằng khí nén nổi bật nhất hiện nay như:
- Van bướm điều khiển khí nén thương hiệu BTL của Trung Quốc
- Van bướm điều khiển khí nén thương hiệu YDK của Hàn Quốc
- Van bướm điều khiển khí nén thương hiệu Sypa của Hàn Quốc
- Van bướm điều khiển khí nén thương hiệu Kizt Nhật Bản
- Van bướm điều khiển khí nén thương hiệu ARV của Malaysia
Cần chú ý rằng Pneumatic Control Butterfly Valve hoàn chỉnh sẽ tổng hợp tất cả các yếu tố, đặc điểm trên đây, chẳng hạn như van bướm điều khiển khí nén thương hiệu Kosa Plus của Hàn Quốc chất liệu gang, loại On/Off, kiểu kết nối kẹp Wafer và bộ truyền động đơn.
AN PHÚ THÀNH – CÔNG TY NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI LOẠI CÁC VAN CÔNG NGHIỆP UY TÍN HƠN 15 NĂM
0986 504 114
Đánh giá ưu nhược điểm của van bướm điều khiển khí nén
Bất cứ thiết bị nào cũng có những ưu nhược điểm riêng, bao gồm van bướm điều khiển khí nén. Cần nắm rõ các đặc điểm này để đảm bảo lựa chọn được các thiết bị phù hợp trên hệ thống.
Ưu điểm:
- Pneumatic Control Butterfly Valve đem đến khả năng vận hành tự động, không tốn sức lực, đem đến nhiều hiệu quả trong sản xuất tối ưu hơn hẳn các loại van bướm tay gạt hay tay quay.
- Thuộc nhóm van đóng/mở nhanh với chu trình hoạt động chỉ khoảng 1- 2s/lần.
- Cấu trúc đơn giản, thiết kế nhỏ gọn không chiếm nhiều không gian đường ống, có thể lắp đặt ở các vị trí khó thấy như trên cao hay ống ngầm (do có thể vận hành tự động).
- Độ bền ổn định, không tốn quá nhiều thời gian bảo dưỡng, sửa chữa liên tục.
- Do sử dụng khí nén nên cũng có thể hạn chế nguy cơ chập điện hay cháy nổ như các dòng van bướm điều khiển điện.
- Đa dạng các nguyên vật liệu để phù hợp với tính chất nhiều môi trường, môi chất đồng thời do có độ phổ biến cao nên các phụ kiện cũng rất dễ tìm kiếm để sửa chữa trong tình trạng hỏng hóc.
- Có thể đa dạng kiểu kết nối giữa van với mặt bích nhưng vẫn đảm bảo đúng các tiêu chuẩn quốc tế JIS, DIN, BS, ANSI.
- Cho phép lắp đặt trong các đường ống từ DN40 – DN600 nhưng việc vận hành vẫn rất nhẹ nhàng, không quá phức tạp, đáp ứng hệ thống đường ống lớn trong các nhà máy, xí nghiệp.
- Tiết kiệm nhân công và chi phí vận hành, tiết kiệm thời gian, phù hợp với nhiều môi trường, tình trạng thời tiết xấu không thể trực tiếp vận hành bằng sức người.
- Một số dòng van bướm điều khiển khí nén vẫn sẽ được thiết kế thêm tay quay để đáp ứng các tình huống mất điện nhưng thiết bị vẫn có thể đảm bảo được vận hành ổn định.
- Chi phí đầu tư và vận hành không quá cao nhưng vẫn mang đến hiệu suất ổn định không kém các loại van có cùng tác dụng điều tiết lưu lượng môi chất chảy qua đường ống.
Nhược điểm:
- Không lắp đặt được trên các hệ thống có đường ống kích thước dưới DN40.
- Chi phí lắp đặt và vận hành cao hơn các loại van bướm khác.
- Van bướm điều khiển bằng khí nén cũng đòi hỏi phải có thêm nhiều phụ kiện kèm theo để cấp khí nén như máy nén khí, bình tích khi, dây dẫn khí,….. Do đó thường ít được ưu tiên sử dụng hơn van bướm điều khiển điện (cũng có công dụng tương tự).
- Do khả năng đóng mở nhanh nên có thể gây ra hiện tượng búa nước (hiện tượng thủy kích hay sốc thủy lực) xảy ra khi áp lực trong hệ thống đường ống tăng cao hay hạ thấp đột ngột. Nếu không kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến tình trạng vỡ ống nước, hư hỏng các thiết bị khác thậm chí là cháy nổ rất nguy hiểm. Vì vậy thiết bị này cũng được đánh giá không phù hợp với các hệ thống đường ống có áp lực quá cao.
- Không phù hợp để điều tiết dòng chảy do có thể gây ra hiện tượng rò rỉ môi chất sẽ rất nguy hiểm nên thường được khuyến khích nên dùng trên các hệ thống chỉ cần đóng/mở hoàn toàn để tránh tình trạng hư hỏng
- Nếu dùng cho các điều kiện ngoài trời cần thiết kế thêm hệ thống mái che để đảm bảo an toàn và có độ bền tốt hơn.
Ứng dụng của van bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển khí nén mang đến quá trình tự động hóa trong hoạt động khá ổn, độ bền tốt đồng thời chi phí lắp đặt và vận hành không quá cao nên được ứng dụng trong rất nhiều hệ thống trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Trong đó rộng rãi nhất là các hệ thống đường ống có nhiệt độ dưới 180 độ C và áp lực hoạt động trong ngưỡng trung bình từ 10 ~ 16 bar.
Một số ứng dụng phổ biến nhất của Pneumatic Control Butterfly Valve hiện nay như:
- Sử dụng trên hệ thống nhà máy thủy điện, nhà máy cung cấp nước sạch hoặc nước thải.
- Sử dụng trong các hệ thống đường ống trong nhà máy thực hiện sản xuất xi măng, bột giấy.
- Sử dụng trên các hệ thống sản xuất và đưa xăng dầu, khí gas,… đến các hệ thống khác.
- Dùng trong nhà máy sản xuất thực phẩm, nước uống, sữa, nước ngọt có gas.
- Hỗ trợ trong các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, viện thủy lợi hay hóa học,…
2 vấn đề cần lưu ý khi sử dụng van bướm điều khiển khí nén
Với khá nhiều ưu điểm trong quá trình vận hành nên van cánh bướm điều khiển khí nén cũng đang được sử dụng phổ biến trên rất nhiều hệ thống đường ống hiện nay. Tuy nhiên để đảm bảo sử dụng đúng cách và đem lại hiệu suất cao nhất cần chú ý đến các vấn đề sau:
Lỗi thường gặp và cách khắc phục
Cũng giống như các loại van bướm hay các thiết bị khác, Pneumatic Control Butterfly Valve cũng có thể dễ xảy ra một số lỗi hư hỏng trong suốt quá trình sử dụng, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống, thậm chí gây nguy hiểm cho người vận hành. Phát hiện và khắc phục sớm các lỗi này sẽ hạn chế được rất nhiều nguy hiểm và tránh các sự cố đáng tiếc khác trong quá trình vận hành.
Cụ thể, một số lỗi thường gặp ở van bướm điều khiển khí nén như:
- Van bướm không hoạt động: Lỗi có thể do nguồn cung cấp khí nén quá ít (cần tăng tăng lượng khí nén đi vào bộ điều khiển); dây khí nén, xi lanh hoặc một bộ phận nào đó bị hư hỏng (cần kiểm tra toàn bộ hệ thống để thay thế); van điện từ bị tắc hay kẹt khí nén nên khí không thể đi vào xilanh (cần đảo chiều van điện từ hoặc thay thế van mới).
- Van không thể đóng mở hoàn toàn: Nguyên nhân có thể do bộ điều khiển gặp sự cố khi đang vận hành (ngưng toàn bộ hệ thống để xem xét và sửa chữa); thiếu dầu nhớt, chất bôi trơn khiến các trục xoay không thể vận hành trơn tru (nên tra thêm chất bôi trơn); trục van bị lệch khiến đĩa van không thể đóng mở được hoàn toàn (có thể nhìn bằng mắt thường nên cần ngưng hệ thống và lắp đặt lại) hoặc do có các rác thải bị kẹt ngay đĩa van làm cản trở vòng xoay của đĩa (cần vệ sinh đĩa van và toàn bộ hệ thống nhanh chóng).
- Rò rỉ môi chất: Gioăng làm kín bị mài mòn, giãn quá mức khiến van không được làm kín hoàn toàn (cần thay gioăng mới); trục van bị lệch khiến đĩa van không thể đóng mở được hoàn toàn (có thể nhìn bằng mắt thường nên cần ngưng hệ thống và lắp đặt lại).
Lắp đặt và vận hành van bướm điều khiển khí nén
Để đảm bảo lắp đặt và vận hành sản phẩm hiệu quả nhất cũng cần lưu ý các vấn đề sau:
- Đảm bảo lắp đặt thiết bị đúng thứ tự, đúng phụ kiện, đúng vị trí để vận hành hiệu quả nhất.
- Kiểm tra áp suất khí nén, độ rò rỉ, nhiệt độ của môi chất và môi trường hoạt động trước khi vận hành hoàn toàn.
- Đảm bảo siết mặt bích hay các bulong với lực đều tay, lực chặt để tránh tình trạng chông chênh sẽ khiến các lưu chất bị rò rỉ.
- Xem xét công suất của momen xoắn để đảm bảo van bướm điều khiển bằng khí nén phù hợp với hệ thống.
- Khi lắp đặt đĩa van cần để đĩa ở góc quay 1/4 để tránh tình trạng gioăng làm kín bị biến dạng.
- Pneumatic Control Butterfly Valve phù hợp với hệ thống cần có thông số kỹ thuật cao hơn thông số của toàn hệ thống.
- Lựa chọn các chất liệu van phù hợp với môi chất, chẳng hạn hoạt động trong môi trường hóa chất có độ ăn mòn cao thì nên xem xét sử dụng chất liệu nhựa sẽ có độ bền cao hơn.
Van bướm điều khiển khí nén có thể mang đến nhiều lợi ích trong quá trình tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm được cả về nhân công và sức lực nhưng vẫn đem đến những hiệu suất hiệu quả. Tuy nhiên vẫn cần xem xét nhiều yếu tố để đảm bảo thiết bị vận hành chính xác, hiệu quả nên rất cần sự nghiên cứu và chỉ định từ các kỹ sư có chuyên môn, nhất là khi vận hành trên các hệ thống, nhà máy lớn.
BÀI VIẾT THAM KHẢO THÊM:
- Van bướm điều khiển điện Hàn Quốc giá tốt, phân phối chính hãng
- Van bướm vi sinh: Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động, ứng dụng
- Van bướm kèm công tắc giám sát | Nhà PP chính hãng, uy tín
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!