ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort

Van bướm điều khiển điện: Cấu tạo, cơ chế vận hành, ứng dụng

Van bướm điều khiển điện có cấu tạo và cơ chế hoạt động phức tạp hơn các loại van bướm điều khiển bằng tay khác, tuy nhiên lại giúp việc vận hành nhẹ nhàng, hiệu quả, tiết kiệm công sức và nhân công hơn rất nhiều. Với thế mạnh về tự động hóa nên thiết bị này thường được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống đường ống nhà máy dầu khí, xử lý nước thải, chế biến thực phẩm.

Van bướm điều khiển điện là gì?

Van bướm là một thiết bị thủy lực có tác dụng điều tiết lưu lượng dòng chảy thông qua việc đóng/mở đĩa van. Có rất nhiều loại van bướm với các thiết kế, tác động khác nhau trong đó van bướm điều khiển điện (Butterfly Valve Control Electricity) là một trong những sản phẩm nổi trội được sử dụng trong rất nhiều hệ thống đường ống tại các nhà máy, xí nghiệp hoạt động theo hướng tự động hóa để giảm tải sức lực cho nhân công.

van bướm điều khiển điện
Van bướm điều khiển điện On/Off  hiệu Y.D.K được An Phú Thành phân phối

Điểm khiến van bướm điều khiển điện hoạt động nổi bật hơn hẳn các loại cùng dòng chính là vận hành nhờ bộ điều khiển motor điện chứ không sử dụng lực tay như van bướm tay gạt hay tay quay. Thường thiết bị sẽ sử dụng dòng điện 24V/220V/380V để dẫn tới trục van bướm để truyền tải lệnh làm việc đến trục quay, từ đó kích hoạt các đĩa van mở theo một góc đã được cài đặt trước đó.

Nhìn chung cơ chế hoạt động của Butterfly Valve Control Electricity vẫn là cơ chế đòn bẩy nhưng do được tích hợp thêm bộ mô tơ điện nên hoạt động nhẹ nhàng, hiệu quả, điều khiển được tử xa mà không cần phải dùng lực. Thiết bị này còn được gọi với một số cái tên khác như van bướm động cơ điện, van bướm mô tơ điện. Van bướm điều khiển điện cũng được đánh giá phù hợp với hệ thống đường ống có bán kính lớn.

Phân loại van bướm điều khiển điện

Van bướm điều khiển điện cũng có rất nhiều dạng, tùy theo tính chất môi trường sử dụng, môi chất đi qua, nhu cầu sử dụng để lắp đặt các thiết bị phù hợp. Một van hoàn chỉnh có thể tổng hợp nhiều tính chất của mỗi loại, đáp ứng theo hệ thống đường ống để đảm bảo mang đến hiệu suất khi vận hành.

Van bướm điều khiển điện
Van bướm được phân loại theo nhiều yếu tố như các vận hành, kiểu kết nối,…

Phân loại theo cấu tạo động cơ

Van bướm có hai loại động cơ chính bao gồm:

  • Van bướm điều khiển điện on/off: Thiết bị này sẽ chỉ có hai chế độ là mở hoàn toàn và đóng hoàn toàn. Nghĩa là khi ở chế độ on, van ở trạng thái mở hoàn toàn; khi van ở chế độ off, van ở trạng thái đóng hoàn toàn. Việc điều khiển sẽ sử dụng được công tắc hành trình chứ không cần dùng lực. Dạng van bướm này vì không thể điều tiết theo đúng lưu lượng dòng chảy mong muốn nên sẽ chỉ khuyến khích dùng trên các hệ thống đường ống chỉ cần đóng hoặc mở.
  • Van bướm điều khiển điện tuyến tính: Dạng van này sẽ có ưu thế hơn van on/off vì có thể sử dụng nguồn điện tuyến tính để điều khiển đĩa van đóng mở theo các góc từ 0 – 90º, thông qua đó điều tiết được lưu lượng nước chảy trong hệ thống nhiều hay ít theo đúng mong muốn. Thiết bị sẽ kèm theo bộ điều khiển điện tuyến tính được làm từ từ hợp kim nhôm đã được thực hiện kết nối hoàn chỉnh với điều khiển điện công nghiệp như PLC để thực hiện quá trình vận hành hệ thống từ xa. Bên cạnh đó với thiết bị này còn cần đòi hỏi thêm các phụ kiện như bộ cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ hay đồng hồ để đo lưu lượng khí.

Phân loại theo chất liệu

Tương tự như các dòng van công nghiệp khác, van bướm điều khiển điện cũng có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau với các ưu/nhược điểm khác nhau gồm:

  • Van bướm điều khiển điện gang: Đây là một trong những loại chất liệu phổ biến nhất vì có giá thành rẻ, độ bền ổn, khả năng chịu nhiệt cũng khá tốt, thường được ứng dụng nhiều trong hệ thống cấp thoát nước sạch, hơi nóng, khí nén hay cả hóa chất. Thiết bị thường được dùng nguồn điện 24V, 220V, 380V nên có thể phù hợp với nhiều hệ thống đường ống.
  • Van bướm điều khiển điện inox: Thường dùng inox cao cấp như inox 304, 316 do kết cấu khá chắc chắn, chống ăn mòn hiệu quả, chất liệu bền bỉ có thể đáp ứng trên cả các môi trường khắc nghiệt hay hạn chế hư hỏng nếu xảy ra tình trạng va đập. Một số loại đường dùng nguồn điện 220V, 380V, 24V hoặc cũng có thể sử dụng nguồn 1 phase, 380VAC 3 phase; Tuy nhiên một số loại được khuyến khích dùng trong nhà hoặc ngoài trời nhưng cần có mái che để đảm bảo an toàn.
  • Van bướm điều khiển điện nhựa: Thường sử dụng các loại vật liệu nhựa cao cấp như PVC, CPVC, PP, PVDF, PPG do có đặc tính chịu nhiệt hay chống ăn mòn đều khá ổn nên thường sử dụng trong các môi trường axit, bazo, muối… hay nước thải. Tuy nhiên hạn chế của loại van này chỉ vận hành tốt trong một số điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định (thường sẽ được ghi rõ trên bao bì).
  • Van bướm teflon điều khiển điện: Với loại van bướm này thì cũng được chế tạo từ một trong số những chất liệu như gang, inox nhưng được thiết kế thêm lớp gioăng teflon ở thân van với độ bền cao, cách điện hiệu quả, độ đàn hồi tốt, khả năng chống cháy, chống mài mòn và hệ số ma sát cũng tốt nên có thể ứng dụng được trên nhiều hệ thống.
van bướm điều khiển điện
Electric Actuated Butterfly Valve gang có độ bền ổn, chịu nhiệt tốt

Phân loại theo kiểu kết nối

Tùy tính chất đường ống hay mặt bích mà việc lắp đặt, kết nối van bướm điều khiển điện vào đường ống cũng sẽ khác nhau nên cần chú ý để đảm bảo chọn được các thiết kế phù hợp. Cụ thể

  • Van bướm điều khiển điện dạng kẹp (Wafer): Là một trong số những kiểu kết nối van bướm tiêu chuẩn với 2 hoặc 4 lỗ ren thiết kế trên thân van và được kết nối trực tiếp với mặt bích đã được lắp đặt với đường ống dưới dạng kẹp Wafer. Khi siết chặt các bulông thì van sẽ được kẹp chặt ở giữa. Thiết kế này có thể phù hợp với các kích cỡ từ DN50 ~ DN500 đồng thời hầu như có thể phù hợp với nhiều tiêu chuẩn mặt bích khác nhau.
  • Van bướm điều khiển điện kết nối tai bích và tai bích rút gọn (Lug): Dạng thiết kế này cũng bao gồm các lỗ ren được thiết kế bao xung quanh thân van để kết nối với mặt bích bằng cách siết bulong. Khả năng cố định chắc chắn hay làm kín hệ thống đường ống, chịu áp suất cũng tốt hơn hẳn dạng wafer, tuy nhiên kén tiêu chuẩn mặt bích hơn.
  • Van bướm hai mặt bích điều khiển điện (Flange): Van sẽ được cố định chặt chẽ trên hệ thống nhờ hai mặt bích đã được hàn liền với van cực kỳ chắc chắn. Dạng kết nối này có thể hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ lưu chất trong quá trình vận hành bởi khá kín và rất phù hợp với các hệ thống đường ống lớn, có áp suất cao, có độ bền ổn định nên ít phải bảo dưỡng.

Một số dạng phân loại khác

Nguồn gốc xuất xứ hay thương hiệu cũng có thể ảnh hưởng đến tính năng của các loại mặt bích nên cũng cần chú ý lựa chọn cho phù hợp. Một số hãng chuyên về sản xuất Butterfly Valve Control Electricity đến từ nhiều nước mà bạn cũng có thể quan tâm như sau:

  • Van bướm điều khiển điện thương hiệu Y.D.K của Hàn Quốc
  • Van bướm điều khiển điện thương hiệu BTL của Trung Quốc
  • Van bướm điều khiển điện thương hiệu Wonil của Hàn Quốc
  • Van điều khiển điện thương hiệu Bray của Mỹ
  • Van điều khiển điện thương hiệu HP của Hàn Quốc
  • Van bướm điều khiển điện thương hiệu Kosaplus Hàn Quốc

AN PHÚ THÀNH BÀN GIAO VAN BƯỚM ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN CHO CÔNG TRÌNH “THÁO DỠ VÀ LẮP MỚI HỆ THỐNG NƯỚC GIẢI NHIỆT TỪ CỤM CHILLER ĐẾN THÁP GIẢI NHIỆT TẦNG MÁI – TÒA NHÀ QTSC9” (07/04/2023)

Van bướm điều khiển điện
An Phú Thành chuẩn bị vận chuyển van bướm điều khiển điện đến công trình, tất cả đều được đóng gói cẩn thận, chỉnh chu
Ngoài Electric Actuated Butterfly Valve, đơn hàng còn có sự xuất hiện của van bướm tay quay, van 1 chiều,… chất liệu gang
Các loại van công nghiệp đã sẵn sàng để bàn giao cho khách hàng đúng hẹn, đảm bảo đủ số lượng và có chất lượng tốt nhất

Các thông số cần biết của van bướm điều khiển điện

Bạn cần xem xét tổng thể về tính chất, thống số, môi trường làm việc,… để biết chính xác liệu sản phẩm đó có phù hợp với hệ thống của bạn hay không. Cụ thể cần quan tâm đến các thông số sau:

  • Size: DN50-DN1200. Đây chính là kích thước van bướm cho phép phù hợp với đường ống có đường kính như thế nào. Trong đó DN tương đương với ø ≈  60mm.
  • Áp lực chịu tải tối đa: PN10, PN16, PN25. áp lực tối đa mà van có thể chịu được khi môi chất chảy từ van qua hệ thống đường ống và ngược lại. Trong đó PN25 sẽ bằng 25bar.
  • Vật liệu: Gang, inox 201, 304, 316, nhựa, thép. Chất liệu làm nên thân van hay đĩa van.
  • Gioăng làm kín: EPDM, NBR ( Cao su) hoặc Teflon, nhựa. Đây là bộ phận nằm giữa van và thân van, có liên quan đến khả năng đóng mở góc van nên cần chú ý còn các vật liệu có độ đàn hồi tốt.
  • Nhiệt độ sử dụng: 0~100ºC, 180º C. Nhiệt độ trong ngưỡng mà van có thể vận hành và hoạt động hiệu quả nhất.
  • Kiểu lắp: Mặt bích – bulong.
  • Tiêu chuẩn mặt bích: JIS10K, PN16, DIN, BS, ANSI. Thông qua các tiêu chuẩn này để lựa chọn các loại van bướm điều khiển điện có thiết kế phù hợp. Chẳng hạn van có tiêu chuẩn BS sẽ chỉ lắp được trên mặt bích BS và không thể lắp cho các dáng khác nên cần chú ý.
  • Thiết kế kiểu dáng van bướm: Wafer, 2 mặt bích, tai bích.
  • Môi trường sử dụng: Hóa chất, nước thải, nước sạch, hơi nóng, thực phẩm, đồ uống,…. Sự phù hợp giữa van và môi trường lưu chất là rất quan trọng, cần lưu ý để có lựa chọn chính xác, chẳng hạn van được chỉ định dùng cho nước sạch chưa chắc đã dùng được cho hóa chất.
  • Điện áp : 24V-220V-380V. Chỉ số nguồn điện cần thiết để đảm bảo thiết bị có thể khởi động và vận hành ổn định.
  • Nguồn gốc xuất xứ: Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật.
  • Hãng: YDK, BTL, WONIL, ARV,….

Cấu tạo của van bướm điều khiển điện

Dù có thể đến từ nhiều thương hiệu, có xuất xứ, kiểu kết nối, màu sắc hay chất liệu khác nhau nhưng nhìn chung cấu tạo cơ bản của Butterfly Valve Control Electricity đều giống nhau. Thiết bị này có tạo phức tạp hơn các loại van bướm dùng sức tay vì sẽ được gắn thêm bộ mô tơ điện nhưng chính nhờ vậy mà nó có thể đem lại hiệu suất và những tiện nghi khi vận hành.

Van bướm điều khiển điện
Cấu tạo van bướm điều khiển điện phức tạp hơn hẳn các loại van bướm khác

Cấu tạo chung của van bướm sẽ được phân thành hai phần gồm phân thân của van bướm và phần bộ điều khiển. Cụ thể như sau:

Thân van bướm

Phần thân van bướm điều khiển điện cũng có ngoại hình, kết cấu giống như các loại van bướm thông thường khác với phần tổng thể khá giống với hình con bướm. Đây là bộ phận được kết nối nối trực tiếp với hệ thống đường ống và đảm nhiệm việc đóng mở cánh van để điều tiết lưu lượng nước chảy qua.

Phần thân chính Butterfly Valve Control Electricity sẽ bao gồm những bộ phận sau:

  • Thân van ngoài(vỏ van): Thường được chế tạo từ gang, inox, thép, nhựa,… có độ cứng, khả năng chống chịu với áp lực tốt bởi nó chính là bộ phận chịu áp động nhiều nhất từ ngoại lực, môi trường, đồng thời phải bảo vệ cả các cơ quan bên trong, quan trọng nhất chính là đĩa van nên luôn cần chọn các vật liệu chất lượng tuyệt đối. Ngoài thân van cũng thường được nhà sản xuất sơn sơn Epoxy màu xanh nhằm tăng độ bền và chống bám bụi.
  • Cánh bướm(đĩa van): Có hình tròn, nằm bên trong thân van, ở giữa được kết nối với trục van để thực hiện việc quay, nhờ đó dòng chảy có thể đi qua van để vào hệ thống đường ống. Đĩa van này chỉ có thể mở tối đa một góc 90º, ở trạng thái mở hoàn toàn nó sẽ tạo thành góc vuông với thân van còn ở trạng thái đóng hoàn toàn nó sẽ song song với thân van để ngăn chặn lưu chất đi qua. Chất liệu thường được sử dụng là nhựa, thép, vi sinh,….
  • Trục van: Đảm nhiệm việc truyền momen lực từ bộ điều khiển xuống đĩa van để thực hiện việc đóng/mở. Trục van của van cánh bướm điện còn gọi là ty, có thể xuyên qua đĩa van hoặc nằm ở một phần hai đầu đĩa van, cố định đĩa van vào thân van và làm từ các vật liệu như inox, thép, gang,….
  • Gioăng làm kín: Là bộ phận nằm có dạng vòng tròn nằm giữa thân van và đĩa van, thường sử dụng các chất liệu có độ đàn hồi cao như teflon, cao su, chì… và chịu được nhiệt hay áp suất cao. Gioăng sẽ giúp đĩa van đóng mở trơn tru hơn, đặc biệt làm kín van để tránh tình trạng rò rỉ lưu chất ở cả trạng thái đóng và mở.
  • Các bộ phận phụ kiện: Để có một thân van bướm điều khiển điện hoàn chỉnh cần các phụ kiện khác như bulong, ốc vít, các bộ phận kết nối.

Bộ điều khiển điện

Đây cũng là một bộ phận cực kỳ quan trọng bởi nếu không có bộ điều khiển này thì van sẽ không thể hoạt động và cũng không thể gọi là van bướm điều khiển điện. Cần chú ý rằng thiết kế ngoại hình ngoài của bộ điều khiển có thể khác nhau tuy nhiên các cấu tạo chung đều là các bộ phận giống nhau. Các bộ phận làm nên bộ điều khiển này bao gồm:

  • Thân bộ điều khiển điện: Chính là phần vỏ bên ngoài thường có dạng hộp, có nhiệm vụ đựng và bảo vệ toàn bộ các bộ phận bên trong của mô tơ điện nên cần phải làm từ các chất liệu cao cấp có thể chống va đập, chống thấm nước, chịu được nhiệt độ và các môi trường khắc nghiệt nên thường được làm từ nhôm đúc chất lượng cao, hợp kim hoặc nhựa.
  • Bộ phận hiển thị trạng thái van: Thường đặt ở vị trí rõ nhất của bộ điều khiển mà ở bất cứ vị trí nào cũng có thể nhìn rõ nhằm dễ dàng kiểm soát trạng thái an toàn của van. Bộ phận này thường giống như một cái nút được hiển thị thông qua màu sắc chẳng hạn như đỏ – trạng thái đóng và vàng – trạng thái mở (hoặc thay đổi tùy theo hãng sản xuất). Các nút này thường được làm bằng polycarbonate có khả năng chịu nhiệt, chống hóa chất tốt.
  • Mô tơ điện: Giúp truyền tải năng lượng điện thành năng lượng cơ, rất quan trọng trong quá trình vận hành của đĩa van.
  • Bảng mạch điện: Gồm rất nhiều các linh kiện cần thiết để tạo nguồn cung cấp điện, kết nối hoạt động giữa các linh kiện để van vận hành.
  • Coil điện: Hay chính là các cuộn dây điện từ đảm nhiệm việc tiếp nhận nhận nguồn điện từ bảng mạch, sau đó chuyển đổi nó thành cơ năng để truyền xuống cơ quan khác giúp đĩa van hoạt động.
  • Bộ phận chống quá tải: tTrong trường hợp nguồn điện bị quá tải có thể gây ra các sự cố không mong muốn thì thiết bị này sẽ tự động đảo chiều tín hiệu bảo vệ các thiết bị chuyển mạch và bánh răng. Khả năng này có thể kết nối song song với một hoặc nhiều thiết bị truyền động khác.
  • Vòng làm kín: Thường là từ các chất liệu cao su, có độ đàn hồi cao, có tác dụng giống như một màng chống thấm có thể hạn chế nước hay các hóa chất tràn vào bên trong gây ăn mòn các linh kiện bên trong đó.
  • Tay quay: Một số loại van bướm điều khiển điện sẽ được gắn thêm một tay quay để hỗ trợ thiết bị hoạt động trong trường hợp mất điện đột ngột nhưng vẫn cần phải điều tiết lưu lượng dòng nước.
  • Công tắc ngắt điện tự động: Được kết nối với bộ chuyển đổi cơ học SPDT để tự động cắt điện cho động cơ khi trong thường hợp tay quay được gắn vào để vận hành bằng lực tay.
  • Dây dẫn điện: thông qua các dây dẫn điện này để truyền tải lượng điện năng hay cơ năng đến trục van để van bướm hoạt động.
  • Các bánh răng truyền lực: Gồm một hệ thống bánh răng tăng lực, trợ lực, thiết bị tăng lực, trợ lực, cung cấp momen xoắn để đóng mở van dễ dàng hơn, giảm thiểu lực kéo tối đa.
  • Một số phụ kiện cần thiết khác: Bulong, các linh kiện điện tử, dây điện, vi mạch,….

Riêng với van điều khiển điện tuyến tính sẽ cần thêm một số bộ phận khác như cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ, đồng hồ lưu lượng khí, nước, hay thiết bị điều khiển bằng tay cầm do thường được đặt trong một số môi trường đặc biệt khác để đảm bảo van vận hành an toàn và hiệu quả.

Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện

Nhìn chung, van bướm điều khiển điện cũng hoạt động trên nguyên lý đòn bẩy tức là dùng lực tác động để khiến đĩa van mở góc, nhờ đó cho phép môi chất đi qua van tới các hệ thống đường ống. Tuy nhiên lực tác động này sẽ không cần dùng đến cơ năng mà dùng điện năng nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều trong quá trình vận hành so với các loại van bướm truyền thống.

Van bướm điều khiển điện
Cơ chế hoạt động của van dựa trên sự chuyển đổi điện năng đến trục van

Ở cả hai loại van điều khiển điện on/off hay tuyến tính thì khi ở trạng thái đóng hoàn toàn thì ảnh hiện thị sẽ hiện lên tín hiệu off, đĩa van lúc này đóng song song với thân van để tạo thành một góc 0 độ. Chỉ khi con người truyền điện năng đến cho thiết bị thông qua các nút trên van hoặc bộ điều khiển từ xa thì đĩa van mới bắt đầu được xoay theo các góc đã được cài đặt sẵn.

Nguồn điện được sử dụng để vận hành máy là  24v, 220v, 380v, lúc này dòng điện sẽ qua dây dẫn đến bảng mạch rồi lại đi đến coil điện và chuyển đổi điện năng thành cơ năng. Lượng cơ năng này lại tiếp tục di chuyển đến bộ phận trợ lực sau đó là trục bộ điều khiển điện đã được kết nối với công tắc hành trình từ ban đầu. Thân van bướm do đã được kết nối với trục bộ điều khiển thông qua trục van nên khi trục motor này quay thì trục chính của van bướm quay và cánh van bướm chắc chắn sẽ sẽ chuyển động. Đây chính là cơ chế kích hoạt van bướm điều khiển điện được mở và vận hành.

Ngược lại khi Butterfly Valve Control Electricity bị tắt công tắc, không có nguồn điện thì lượng cơ năng truyền đến dây dẫn, bộ phận trợ lực, trợ lực điều khiển và trục quay của van sẽ dần dần giảm để đĩa van có thể tự đóng lại, trở về góc O độ như ban đầu. Quá trình giảm đến đưa mức điện năng về 0 sẽ qua nhiều nguồn dẫn và diễn ra từ từ, đảm bảo đĩa van về đúng trạng thái đóng hoàn toàn trước khi ngắt hẳn nguồn điện.

Nếu van bướm điều khiển điện on/off được kích hoạt bằng các công tắc tay thì loại điều khiển tuyến tính sẽ sử dụng bộ điều khiển riêng (có thể điều khiển từ xa bằng tay cầm) đã được kết nối với tủ PLC và cho phép dừng đĩa van ở bất cứ góc độ nào để điều tiết được lưu lượng nước theo đúng mong muốn.

Điểm khác biệt về nguyên lý hoạt động giữa hai loại Butterfly Valve Control Electricity chính là nằm ở bộ truyền động:

  • Van bướm điều khiển điện on/off: Cơ chế bộ điều khiển 2 điểm với sẽ có 3 dây gồm 1 dây (+), 1 dây (-) và dây để điều khiển. Dây điều khiển được cấp điện sẽ mở và không được cấp điện sẽ đóng, nếu không có nguồn điện thì van sẽ nằm ở vị trí mới nhất.
  • Van bướm điều khiển điện dạng tuyến tính: Cơ chế bộ điều khiển 3 điểm, tuy nhiên loại này sẽ có 1 dây là (-) và 2 dây là (+) và cũng là dây điều khiển. Tùy dây điều khiển nào được cấp điện thì van sẽ đóng/mở theo đó. 2 dây điều khiển không được cấp điện đồng thời vì có thể gây hư hỏng, ngoài ra nó còn được cung cấp khả năng dùng trung gian để đĩa van chỉ mở một phần theo nhu cầu (nghĩa là có thể mở theo góc từ 0-90° bất kỳ chứ không giới hạn ở riêng hai mức 0º hoặc 90º như loại on/ off).

Chọn van bướm điều khiển điện on/off hay tuyến tính?

Có thể nhìn rõ điểm khác biệt giữa hai loại Butterfly Valve Control Electricity on/off và tuyến tính chính là khả năng vận hành. Van bướm điều khiển điện tuyến tính vừa có thể điều khiển từ xa, vừa có thể điều chỉnh góc mở của đĩa van để kiểm soát lưu lượng nước theo nhu cầu, tuy nhiên lại có giá cao hơn hẳn van bướm điều khiển điện on/off nên không ít người băn khoăn nên sử dụng loại nào.

Thực tế công dụng của cả hai loại này vẫn là điều khiển việc đóng/mở của hệ thống đường ống để dòng chảy lưu chất có thể đi qua. Do đó bạn cần đánh giá tổng thể toàn bộ nhu cầu vận hành và hệ thống, việc điều tiết lưu lượng môi chất có thực sự cần thiết hay không, vị trí đặt van có nằm trong khoảng mà bạn có thể tự bật công tắc, hệ thống tối ưu hóa như thế nào.

Nói chung cần dùng loại van bướm điều khiển điện nào cho hệ thống thì cần có sự nghiên cứu, xem xét từ các chuyên gia, các kỹ sư có chuyên môn để đảm bảo chính xác và phù hợp nhất.

Đánh giá ưu/nhược điểm của van bướm điều khiển điện

So với các loại van bướm truyền thống như van bướm tay gạt và van bướm tay quay rõ ràng có thể thấy loại van này có thể mang đến nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Tuy nhiên để đánh giá chính xác về van bướm điều khiển điện hơn và chắc chắn rằng nó sẽ phù hợp trên hệ thống đường ống, cần xem xét đánh giá các ưu/nhược điểm sau đây.

Van bướm điều khiển điện
Van bướm điều khiển điện được đánh giá có nhiều ưu điểm nổi trội

Ưu điểm:

  • Tối ưu hóa quá trình vận hành, linh hoạt và dễ dàng hơn, tiết kiệm được nhân công và sức lực.
  • Sử dụng nguồn điện áp đa dạng 220V (thông dụng nhất), 380V, 24V có thể đáp ứng nhiều hệ thống.
  • Cấu tạo thiết bị cũng không quá phức tạp, lắp đặt và vận hành đều khá đơn giản.
  • Không gây sốc áp trong đường ống khi đĩa van mở do thời gian chuyển động cũng trong khoảng 10 – 45 giây.
  • Trong trường hợp mất điện vẫn có tích hợp tay quay để đóng/mở van khi cần thiết nên không quá lo lắng.
  • Chi phí đầu tư thấp so với các loại van khác có cùng công dụng đóng/mở dòng chảy như van bi hay van cầu.
  • Sử dụng phù hợp ở nhiều môi trường môi chất, từ nước sạch, nước thải, hóa chất hay cả trong ngành lĩnh vực thực phẩm.
  • Thường không tốn quá nhiều không gian đường sống nên có thể lắp đặt cả trong các hệ thống đường ống có kích thước nhỏ hay ở các vị trí khó tiếp cận.
  • Không gây ra các tiếng ồn khi hoạt động.
  • Hoạt động ổn định với độ bền cao, không đòi hỏi việc bắt buộc phải bảo dưỡng thường xuyên.
  • Trong trường hợp gặp sự cố thì van bướm điều khiển điện hoàn toàn có thể tự ngắt điện và báo tín hiệu để kịp thời khắc phục và xử lý.
  • Phần thân van và bộ điều khiển đều được tích hợp khả năng chống nhiễm điện đạt chuẩn IP67, IP68 nên có thể sử dụng an toàn cả ngoài trời.
  • Van bướm điều khiển điện được lắp đặt đúng quy trình và phù hợp với hệ thống đường ống hay áp lực của dung môi cũng có khả năng làm kín khá tốt, hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ.
  • Do vận hành bằng điện nên có thể ứng dùng trên các hệ thống đường ống có kích thước lớn hay phải chịu áp lực lớn.

Nhược điểm:

  • Mặc dù van bướm điều khiển điện thuộc nhóm đóng nhanh mở nhanh nhưng cũng khá lâu nếu so với van bi.
  • Dù van bướm điều khiển điện on/off được sử dụng phổ biến hơn nhưng lại bị hạn chế do chỉ có hai chế độ là mở hoàn toàn và đóng hoàn toàn chứ không thể điều tiết được lưu lượng nước nên chỉ có thể dùng cho các hệ thống chỉ cần đóng hay mở.
  • So với các dòng van bướm thì Butterfly Valve Control Electricity cũng tốn kém nhiều chi phí đầu tư nhất, thậm chí cao hơn cả các loại điều khiển bằng khí nén.
  • Nếu mất điện đột xuất sẽ không tự động điều chỉnh về hành trình ban đầu mà cần điều khiển bằng tay.
  • Do đặc điểm cấu tạo nên không có có kiểu nối ren cho đường ống nhỏ DN < 5O.
  • Cần có dòng điện chuẩn để vận hành, tùy theo từng loại, nếu không đủ nguồn điện sẽ ảnh hưởng đến quy trình vận hành.

Video mô phỏng cấu tạo và cơ chế vận hành của van bướm điều khiển điện

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng van bướm động cơ điện

Để đảm bảo sử dụng và vận hành van bướm điều khiển điện hiệu quả cũng cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:

Các lỗi thường gặp và cách xử lý

Bất cứ thiết bị nào sau một thời gian hoạt động cũng có thể phát sinh những lỗi hoặc hư hỏng khiến việc vận hành kém hiệu quả hoặc thậm chí là gây ra các sự cố trên toàn hệ thống. Do đó khi sử dụng van bướm điều khiển điện cũng cần nắm chắc các lỗi mà thiết bị có thể gặp từ đó tìm cách xử lý phù hợp hơn.

Electric Actuated Butterfly Valve
Phát hiện và xử lý ngay các lỗi của van để tránh các sự cố trên toàn hệ thống

Cụ thể, Butterfly Valve Control Electricity có thể gặp các lỗi sau:

  • Đĩa van không hoạt động: Đĩa van có thể bị kẹt do thiết chất bôi trơn nên cần tra dầu nhớt, do nguồn hiện không truyền tới trục quay nên cần kiểm tra lại hệ thống hoặc cũng có thể do trục quay bị hư hỏng, rỉ sét, bị gãy nên cần thay mới bộ phận này.
  • Motor điện có hoạt động nhưng van không quay được: Lỗi có thể do bánh răng truyền lực đã bị hư hỏng, bị ăn mòn hoặc do trục quay bị gãy, bị hư nên đều cần thay mới.
  • Đĩa van không quay được hết hành trình: Nguyên nhân có thể do bị bụi bẩn, tạp chất làm kẹt nên cần vệ sinh lại, do công tắc điều khiển nằm ở sai vị trí nên động cơ phải tự ngắt khi chưa hết hành trình nên cần phải kiểm tra lại.
  • Van bướm điều khiển điện gây tiếng ồn khi hoạt động: Do bị kẹt trục hoặc do bánh răng truyền lực ma sát vào động cơ điện nên cần kiểm tra lại thiết bị nhanh chóng.
  • Van bị rò rỉ: Nguyên nhân có thể do lắp đặt van không chuẩn xác, khoảng cách giữa hai mặt bích không phù nên cần kiểm tra lại. Bên cạnh đó nếu gioăng làm kín mất độ đàn hồi, quá lỏng, bị mài mòn cũng sẽ gây ra tình trạng này nên cần phải thay mới.
  • Một số lỗi khác: Bộ điều khiển van nhanh bị nóng, khả năng đóng/mở chậm, tín hiệu bộ điều khiển kêu quá lớn hoặc quá nhỏ đều là những lỗi phổ biến ở van bướm điều khiển điện nên cần kiểm tra lại các bộ phận xử lý.

Một số chú ý khi lắp đặt và vận hành

Muốn thiết bị vận hành hiệu quả và có độ bền lâu dài cần chú ý đến rất nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Đảm bảo lắp đặt các bộ phận chính xác, đúng thứ tự, đúng vị trí, không phụ kiện nào bị cong vênh hay hư hỏng trước đó.
  • Nếu lắp đặt ngoài trời nên thiết kế thêm các mái che để bảo vệ bộ điều khiển tốt hơn.
  • Phần moto được khuyến khích nên lắp đặt ở vị trí hướng lên trên để trong các trường hợp van có rò rỉ nước không ngấm vào mô tơ điện.
  • Mỗi loại van bướm điều khiển điện có thể phù hợp với các môi trường, nhiệt độ, áp suất khác nhau nên cũng cần phải kiểm tra trước khi lắp đặt để đảm bảo độ bền tốt nhất.
  • Các lưu ý trong quá trình lắp đặt cần đảm bảo như để đĩa van ở trạng thái mở 1/4 khi lắp đặt vì có thể khiến gioăng làm kín bị biến dạng, kích thước mặt bích bằng với kích thước van, chú ý khoảng cách giữa van và mặt bích để tránh tình trạng rò rỉ hoặc biến dạng vòng đệm.
  • Tuân thủ quy định về việc bảo hành, bảo dưỡng, vệ sinh van trong suốt thời gian sử dụng, thường là từ 3- 6 tháng/lần để đảm bảo thiết bị vận hành hiệu quả.
  • Thông báo ngay cho kỹ sư hay những người có chuyên môn nếu máy báo lỗi hay xuất hiện sự cố trong quá trình vận hành.

Ứng dụng của van bướm điều khiển điện

So với mặt bằng các loại van chỉ dùng để đóng/mở dòng chảy trong hệ thống thì van bướm điều khiển điện khá nổi bật vì chi phí đầu tư không quá cao nhưng vẫn vận hành khá hiệu quả, cho hiệu suất ổn định đồng thời lại tiết kiệm được về nhân công nên được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực.

Van bướm điều khiển điện
Van bướm điều khiển điện hiện đang được ứng dụng trên rất nhiều hệ thống đường ống

Các ứng dụng phổ biến nhất của Butterfly Valve Control Electricity gồm:

  • Dùng trên hệ thống cung cấp nước sạch, nước thải, nhà máy thủy điện.
  • Dùng trên hệ thống cung cấp nước tưới tiêu, bể hồ nuôi cá hay chăn nuôi với diện tích lớn.
  • Dùng trong hệ thống sản xuất than đá,  xăng dầu hay các loại hóa chất.
  • Dùng trên hệ thống cung cấp nước, chất thải hay dầu khí trên các hệ thống tàu.
  • Dùng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy.

AN PHÚ THÀNH – CÔNG TY NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI VAN BƯỚM ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN UY TÍN SỐ 1
Hotline hỗ trợ tốt nhất, icon điện thoại di động

Sự ra đời của van bướm điều khiển điện đã mang đến cho con người rất nhiều sự tiện nghi trong quá trình sản xuất, phát triển để nâng cao đời sống, gia tăng hiệu suất làm việc nhưng không tốn quá nhiều sức lực. Để đảm bảo loại van nào phù hợp với hệ thống đường ống cần xem xét về nhiều yếu tố nên cần tham khảo làm việc với kỹ sư hay những người có chuyên môn trước khi vận hành.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Báo giá Y lọc Gang | Nối bích, Nối Ren | Chính hãng, Sẵn hàng

Y lọc gang có tác dụng lọc sạch mảnh vỡ, cặn bẩn, đất cát,... bên trong các hệ thống, giúp hệ thống đảm bảo được...

Van Xiran | Xuất Xứ Trung Quốc Đa Dạng Mẫu Mã, Sẵn Hàng SLL

Ngày nay, thương hiệu van Xiran nổi lên như một biểu tượng đáng kể, cung cấp các giải pháp hàng đầu cho quá trình vận...

van 1 chiều

Van 1 chiều (Check Valve): Hoạt động một chiều, Cấu tạo, Ứng dụng

Van 1 chiều được sử dụng phổ biến trong đời sống, từ các hoạt động công nghiệp cho đến những dịch vụ dân dụng. Loại...

Van bướm

Van bướm (Butterfly Valve): Chức năng, Cấu tạo, Báo giá

Van bướm (Butterfly Valve) được dùng phổ biến trong hệ thống đường ống công nghiệp nhằm điều tiết lưu lượng dòng chảy của môi chất....

Báo giá van cổng ty chìm Malaysia | Chính hãng, Sẵn hàng

Van cổng ty chìm Malaysia là thiết bị van công nghiệp được đánh giá cao về chất lượng, sự đa dạng trong mẫu mã, kích...

van bướm tay gạt

Van bướm tay gạt | DN50 – DN200 | Chính hãng, Giá tốt, Hàng có sẵn

Van bướm tay gạt xuất hiện lần đầu trên thị trường từ những năm 1930 và nhanh chóng được đón nhận bởi có thể mang...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Catalogue Catalogue
Chat zalo