Van cầu hơi | Inox, gang, đồng, thép | Sẵn hàng, Giá tốt
Van cầu hơi là thiết bị được sản xuất để thực hiện chức năng lưu thông và điều tiết dòng chảy của lưu chất trong các hệ thống khí nén, hơi nóng. Thiết bị này có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, mang đến hiệu quả sản xuất cao.
Giới thiệu về van cầu hơi
Van cầu hơi, hay còn được gọi là van hơi chữ ngã, van hơi yên ngựa… là một loại van cầu được thiết kế để vận chuyển và điều tiết các loại lưu chất ở dạng khí hơi. Được thiết kế với bộ chuyển hướng dòng chảy bên trong, thiết bị này giúp lưu chất di chuyển qua van nhanh chóng, dễ dàng mà không bị cản trở, không bị giảm áp lực.
Các hệ thống khí hơi thường có áp suất và nhiệt độ tương đối lớn, vì vậy van cầu hơi được chế tạo bằng các loại vật liệu có độ bền cao, khả năng chống chịu tốt, có thể sử dụng lâu dài như inox, gang, đồng, thép… Mỗi loại vật liệu sẽ có các tính chất khác nhau, ứng dụng trong các quy mô hệ thống khác nhau.
Van cầu hơi được sản xuất với đa dạng kích thước từ DN15 – DN1500, được kết nối với hệ thống bằng nhiều phương thức như nối ren, mặt bích, hàn kín… tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người sử dụng.
Ngày nay, loại van cầu này đang được ứng dụng vô cùng rộng rãi và có vai trò không thể thiếu trong các hệ thống lò hơi, nồi hơi, nồi hấp, nồi sấy, các hệ thống bơm, các nhà máy nhiệt điện, năng lượng, nhà máy nén khí…
Tìm hiểu thêm:
- Van cầu hơi chữ ngã | Van yên ngựa giá tốt, PP chính hãng
- Van cầu điều khiển khí nén: Cấu tạo, các loại, nguyên lý vận hành
Thông số kỹ thuật chung của van cầu hơi
- Kích thước: DN15 – DN1500
- Chất liệu: Inox, gang, đồng, thép
- Gioăng: NBR, EPDM, Teflon…
- Lớp lót: Epoxy
- Phương thức kết nối: Nối ren, mặt bích, hàn kín
- Tiêu chuẩn áp lực: JIS, DIN, ANSI, BS
- Phương thức vận hành: Tay quay, điều khiển điện, điều khiển khí nén
- Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN25, PN40
- Nhiệt độ làm việc: Tối đa 400 độ C
- Môi trường làm việc: Khí nén, hơi nóng
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ…
- Bảo hành: 12 tháng
Cấu tạo của van cầu hơi
Để tạo ra được một thiết bị hoàn chỉnh và có thể dụng lâu dài, hiệu quả, van cầu hơi thường được cấu tạo từ các bộ phận thân van, đĩa van, nắp van, trục van, bộ phận điều khiển và gioăng làm kín.
Thân van:
Thân van là một bộ phận quan trọng, có kích thước lớn và chắc chắn nhất, có chức năng cố định và bảo vệ các bộ phận khác bên trong van.
Thân van được sản xuất bằng đa dạng các loại vật liệu như inox, gang, đồng, thép… thường là các loại vật liệu có khả năng chống chịu tốt, độ cứng cao, chịu được nhiều áp lực.
Bởi bên ngoài thân van sẽ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân môi trường như nắng, mưa, gió, bụi bẩn… Bên trong, van sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy của lưu chất với nhiều cấp độ áp lực khác nhau.
Thân van cũng là bộ phận được dùng để liên kết với đường ống, vì vậy, tại các vị trí kết nối, chúng sẽ được thiết kế các vòng ren, mặt bích để thuận tiện cho quá trình lắp đặt, tạo ra mối nối chắc chắn, không gây rò rỉ lưu chất ra môi trường bên ngoài.
Ngoài ra, để bảo vệ van được sử dụng lâu dài, bên ngoài thân van cũng được phủ một lớp epoxy cao cấp với độ dày tiêu chuẩn. Lớp sơn này vừa có tính thẩm mỹ cao, giúp van luôn bóng đẹp, vừa giúp thiết bị không bị oxy hóa, chống nhiễm bụi, nhiễm từ, dễ dàng lau chùi vệ sinh, tuổi thọ sử dụng lâu dài…
Đĩa van:
Là bộ phận có dạng hình nút chai hoặc dạng côn tròn, được liên kết trực tiếp với trục van, nhận lực từ trục van để thực hiện nhiệm vụ đóng mở, cho phép hoặc ngăn chặn lưu chất đi qua van.
Đĩa van là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất nên thường được chế tạo từ inox, thép… những loại vật liệu có khả năng chống chịu tốt, khả năng chống ăn mòn cao.
Ngoài ra, tùy theo độ nâng lên, hạ xuống của đĩa van mà độ mở của chúng nhiều hoặc ít, giúp thực hiện chức năng điều tiết vô cùng hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy lưu chất.
Nắp van:
Hay còn được gọi là bộ phận chống tràn, được đúc nguyên khối bằng loại vật liệu tương ứng với thân van, nằm ở phía trên thân van và bao quanh trục van. Chúng có chức năng đóng kín hoàn toàn van, ngăn chặn không cho lưu chất bị trào ra ngoài khi dòng chảy quá mạnh hoặc lưu lượng quá lớn, tránh gây hiện tượng thất thoát.
Nắp van cầu hơi thường được liên kết với thân van bằng bulong, nối ren… các phương thức kết nối này tương đối đơn giản, tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho quá trình mở nắp van để bảo trì và kiểm tra các bộ phận bên trong.
Trục van:
Trục van vừa được xem là bộ phận truyền lực, vừa là nơi kết nối tay quay vô lăng với đĩa van. Khi một lực được tác động lên tay quay sẽ sinh ra một lực momen xoắn, momen xoắn này sẽ làm quay trục van, kéo theo đĩa van mở ra.
Vì là bộ phận chịu lực nên trục van thường được sản xuất bằng các loại hợp kim cứng, có khả năng chống chịu tốt, không bị ăn mòn bởi áp lực dòng chảy, không bị nóng chảy ở nhiệt độ cao như inox, thép…
Bộ phận điều khiển:
Là bộ phận có chức năng tạo lực và điều khiển hoạt động đóng mở của van. Van cầu có 3 phương thức vận hành được sử dụng phổ biến hiện nay là:
- Điều khiển bằng tay quay vô lăng: Đây là phương thức đơn giản nhất và được sử dụng phổ biến nhất. Ở van cầu hơi này, tay quay sẽ được lắp đặt bên trên nắp van, kết nối với đĩa van. Khi người vận hành muốn đóng hoặc mở van, chỉ cần thực hiện quay tay quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại. Loại điều này có cấu tạo đơn giản, không đòi hỏi nhiều chuyên môn, giá thành lắp đặt rẻ nên rất được ưa chuộng.
- Điều khiển bằng điện: Đây là loại van cầu được thiết kế đi kèm với một Electric Actuator (Thiết bị truyền động điện). Khi muốn sử dụng van, chỉ cần bật công tắc điều khiển là van có thể được vận hành an toàn. Loại điều khiển này có khả năng đóng mở nhanh chóng, thời gian chỉ từ 1 – 3s, thích hợp với các hệ thống quy mô lớn, tự động hóa cao, có thể vận hành từ xa cùng lúc nhiều thiết bị. Tuy nhiên, chi phí lắp đặt và vận hành của loại điều khiển này thường cao hơn các loại điều khiển khác.
- Điều khiển bằng khí nén: Cũng tương tự như điều khiển điện, van cầu hơi này cũng được thiết kế đi kèm với một Pneumatic actuator (Bộ truyền động khí nén). Khí nén là một loại năng lượng sạch, không có các chất độc hại, an toàn cho người sử dụng. Loại điều khiển này cho phép vận hành cùng lúc nhiều thiết bị từ xa với độ chính xác cao chỉ từ 3 – 5s, thích hợp với các hệ thống quy mô lớn, tự động hóa cao, những khu vực nguy hiểm, xa tầm với, có các chất độc hại mà người vận hành không thể trực tiếp đi đến và vận hành theo phương thức thủ công.
Gioăng làm kín:
Tuy là một bộ phân không bắt buộc nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong van cầu hơi. Các loại khí nén, hơi nóng thường có thể tích và áp suất rất lớn, vì vậy trong quá trình vận chuyển, chúng thường sẽ có nguy cơ bị rò rỉ.
Trong những trường hợp này, người ta sẽ sử dụng gioăng làm kín, thường được chế tạo bằng các loại vật liệu đàn hồi như Teflon, EPDM, NBR… để chèn vào giữa đĩa van và thân van, ngăn chặn tình trạng rò rỉ khi van đang đóng kín.
Ngoài ra còn chèn vào giữa các mặt bích để tạo độ kín tuyệt đối tại các vị trí kết nối, tránh gây rò rỉ lưu chất ra môi trường bên ngoài làm thất thoát.
Nguyên lý hoạt động của van cầu hơi
Không giống như các loại van khác, bên trong van cầu hơi được thiết kế vô cùng đặc biệt. Chúng được ghép lại từ hai nửa hình cầu bằng nhau, một nửa ở trên và một nửa ở dưới, ở giữa chúng có một vách ngăn, trên vách ngăn có một lỗ tròn giúp lưu chất lưu thông qua lại giữa hai phần này.
Vách ngăn này được xem là một bộ phận có chức năng điều hướng lưu chất, giúp kiểm soát và điều chỉnh lưu lượng dòng chảy đi qua van.
Khi van ở trạng thái bình thường, van sẽ đóng, đĩa van sẽ nằm song song với lỗ thông trên vách ngăn, ngăn chặn hoàn toàn lưu chất không cho di chuyển qua van.
Khi muốn mở van, người vận hành sẽ thực hiện quay tay quay vô lăng, hoặc mở điều khiển điện, điều khiển khí nén. Lúc này, một lực momen xoắn sẽ được tạo ra và tác động trực tiếp lên trục van.
Momen xoắn sẽ làm trục van quay, trục van quay theo chiều xoắn lên sẽ kéo theo đĩa van quay và rời khỏi vị trí của nó, tạo ra một khoảng trống cho phép khí hơi di chuyển từ nửa cầu hơi này sang nửa cầu hơi kia rồi đi vào hệ thống.
Tùy theo độ mở của đĩa van nhiều hay ít mà lưu lượng dòng chảy đi qua van cũng tương ứng, đó chính là chức năng điều tiết lưu lượng của van. Nhờ thiết kế chuyển hướng này mà áp lực dòng chảy đĩa van phải chịu cũng tương đối thấp, vì vậy giảm được khả năng ăn mòn.
Khi muốn đóng van, người vận hành chỉ cần chỉ cần quay tay quay vô lăng theo chiều ngược lại, hoặc điều chỉnh lại điều khiển điện, điều khiển khí nén. Một lực momen xoắn khác sẽ được sinh ra làm quay trục van theo chiều ngược lại.
Lúc này, trục van sẽ quay theo chiều xoắn xuống, đẩy đĩa van di chuyển xuống theo và chắn lại hoàn toàn lỗ thông hơi trên vách ngăn, không cho lưu chất tiếp tục di chuyển qua.
4 Loại van cầu hơi phổ biến
Nhìn chung, van cầu hơi được sản xuất từ các thương hiệu đều có thiết kế tương tự nhau. Vì vậy, người ta thường dựa vào chất liệu sản xuất để phân loại loại van cầu này.
Van cầu hơi gang
Là loại vật liệu phổ biến nhất được dùng trong lĩnh vực sản xuất van công nghiệp. Van cầu hơi thường được làm từ gang dẻo, gang cầu đúc… bên ngoài được phủ một lớp sơn epoxy màu xanh giúp tăng tính thẩm mỹ và giúp van sử dụng lâu được lâu dài.
Loại van này rất được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống sản xuất bởi chúng có giá thành tương đối rẻ, có khả năng chống chịu tốt, làm việc hiệu quả trong các môi trường có áp lực lớn và nhiệt độ cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài, bền bỉ theo thời gian.
Khi xảy ra sự cố hư hỏng, chi phí bảo trì cho loại van này cũng tương đối thấp, linh kiện thay thế cũng dễ dàng tìm kiếm tại các cửa hàng.
Sản phẩm nổi bật:
Van cầu hơi thép
Chất liệu thép cũng tương tự như inox, chúng có đầy đủ tất cả những tính năng vượt trội của một loại chất liệu bền bỉ.
Thép là loại vật liệu đúc, vì vậy nhiệt độ làm việc của chúng tương đối cao, khi sản xuất thành van có thể chịu đến 400 độ C, ngoài ra áp lực làm việc có thể lên đến 40 bar.
Khả năng chống ăn mòn và oxy hóa của van cầu hơi thép tương đối tốt, chỉ kém hơn inox, đồng thời chúng cũng có giá thành rẻ hơn inox. Vì vậy, chúng thường được sử dụng rất nhiều và là một trong những ưu tiên lựa chọn của người sử dụng.
Sản phẩm nổi bật:
Van cầu hơi inox
Thường được sản xuất bằng inox 201, inox 304, inox 316… được đánh giá là loại vật liệu bền bỉ và cao cấp nhất, tích hợp đầy đủ tất cả những tính năng vượt trội mà người sử dụng luôn mong muốn.
Van inox có độ cứng tốt, được đúc bằng inox với độ dày tiêu chuẩn, mối nối chắc chắn, không gây rò rỉ lưu chất hay rung lắc trong quá trình sử dụng. Làm việc ổn định trong các môi trường có điều kiện khắc nghiệt, có áp suất và nhiệt độ cao, khả năng chống ăn mòn và oxy hóa tốt.
Ngoài ra, vật liệu inox còn có tính thẩm mỹ cao, có vẻ ngoài bóng đẹp, sang trọng, không bị nhiễm bụi, nhiễm từ, không bị oxy hóa trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, vì có đầy đủ tất cả các tính năng vượt trội nên van cầu hơi inox sẽ có giá thành cao hơn các loại vật liệu khác.
Sản phẩm nổi bật:
Van cầu hơi đồng
Các loại van đồng thường được sản xuất với kích thước nhỏ, ứng dụng trong các hệ thống quy mô vừa phải.
Loại van này có màu vàng đồng tương đối đẹp mắt, thường được kết nối với đường ống theo phương thức nối ren, có khả năng chịu được áp lực và nhiệt độ vừa phải.
Sản phẩm nổi bật:
Đánh giá ưu nhược điểm của van cầu hơi
Van cầu hơi có rất nhiều tính năng vượt trội, chính vì vậy chúng đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong các hệ thống khí hơi.
Ưu điểm:
- Lưu thông và điều tiết dòng chảy vô cùng hiệu quả.
- Được sản xuất bằng nhiều loại vật liệu như inox, gang, thép, đồng… chịu được áp suất và nhiệt độ cao, chịu được ăn mòn và oxy hóa.
- Có nhiều kích thước từ DN15 – DN1500, thích hợp với nhiều quy mô hệ thống.
- Được thiết kế với đa dạng phương thức vận hành bằng tay quay, điều khiển điện, điều khiển khí nén… thích hợp sử dụng cho các hệ thống tự động hóa.
- Khả năng đóng mở nhanh chóng, mang đến hiệu quả cao, không gây rò rỉ dẫn đến thất thoát lưu chất.
- Tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho các hệ thống cần thường xuyên vệ sinh, bảo trì.
- Thiết kế chuyển hướng dòng chảy, giúp giảm tình trạng đĩa van bị ăn mòn bởi áp lực, giúp thiết bị được sử dụng lâu dài hơn.
- Dễ dàng tìm kiếm linh kiện thay thế tại các cửa hàng, chi phí sửa chữa thấp.
Nhược điểm:
- Việc đóng ngắt thiết bị sẽ trở nên càng khó khăn đối với các loại van lớn bởi áp lực dòng chảy mạnh, phải cần nhiều sức lực để quay tay quay.
- Bị giảm áp suất đầu ra với các loại van khác.
- Bởi thiết kế của mình, van cầu hơi sẽ có trọng lượng lớn hơn so với các loại van khác cùng kích thước.
Ứng dụng của van cầu hơi
Van cầu hơi có vai trò quan trọng và được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống khí hơi như:
- Các lò hơi, nồi hơi, lò áp suất, lò sấy, lò hấp…
- Nhà máy nhiệt điện, nhà máy năng lượng, nhà máy nén khí…
- Hệ thống bơm hơi.
- Nhà máy dệt.
- Điều hòa không khí, thông gió,
- Phòng xông hơi.
- Nhà máy sản xuất và vận chuyển khí gas.
Lưu ý khi lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng van cầu hơi
Muốn thiết bị được sử dụng lâu dài, mang đến hiệu quả cao thì trong quá trình lắp đặt, sử dụng và bảo trì cần tuân thủ các lưu ý dưới đây:
Lưu ý khi lựa chọn van cầu hơi:
- Lựa chọn van theo thông số kỹ thuật: Mỗi hệ thống sẽ có một mức áp suất và nhiệt độ cụ thể, lựa chọn van theo đúng thông số sẽ giúp van sử dụng được bền bỉ hơn, mang đến hiệu quả vượt trội hơn. Nếu mức áp suất hệ thống lớn hơn quy định của van sẽ làm van nhanh chóng bị hư hỏng.
- Lựa chọn đúng tiêu chuẩn kết nối: Các loại mặt bích sẽ có một tiêu chuẩn kết nối khác nhau như JIS, DIN, ANSI, BS… lựa chọn đúng tiêu chuẩn quy định của hệ thống thì mới có thể tạo ra độ khớp khi lắp đặt. Nếu sử dụng mặt bích JIS 10K cho ANSI PN16 thì van sẽ không thể lắp đặt được.
- Lựa chọn chất liệu van theo điều kiện môi trường: Có nhiều loại chất liệu như inox, gang, đồng, thép.. Tùy theo điều kiện môi trường, quy mô hệ thống, thời gian sử dụng, khả năng ăn mòn mà lựa chọn loại chất liệu phù hợp.
- Lựa chọn theo phương thức vận hành: Nếu các hệ thống nhỏ, ít thiết bị, vị trí vận hành an toàn thì sử dụng phương thức vận hành thủ công bằng tay quay. Tuy nhiên, nếu quy mô hệ thống lớn, tự động hóa, vận hành cùng lúc nhiều thiết bị, đường ống có kích thước to, vị trí lắp đặt ở trên cao, nguy hiểm cho người sử dụng thì có thể vận hành theo phương thức tự động bằng điều khiển điện, điều khiển khí nén.
- Lựa chọn theo kích thước đường ống: Trước khi mua van, cần xem xét kích thước đường ống của hệ thống là bao nhiêu để lựa chọn cho phù hợp. Van nhỏ hơn thì không thể lắp đặt vừa vặn cũng như chịu được áp lực của hệ thống có kích thước lớn hơn, điều này sẽ làm thêm thời gian đổi trả.
- Lựa chọn nhà phân phối uy tín: Trên thị trường có rất nhiều loại van cầu hơi, mỗi loại sẽ có các thiết kế và xuất xứ khác nhau, thậm chí là cả hàng giả, hàng nhái, điều này sẽ gây khó khăn cho việc lựa chọn. Vì vậy, hãy tìm đến các cơ sở phân phối uy tín để sở hữu được những sản phẩm chính hãng, chất lượng.
Lưu ý khi lắp đặt van cầu hơi:
- Kiểm tra lại van, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn kết nối, phương thức vận hành cũng như các vị trí lắp đặt trước khi tiến hành lắp van, đảm bảo không gian vừa đủ cho cả quá trình bảo dưỡng, sửa chữa sau này.
- Làm sạch đường ống trước khi lắp đặt để chắc chắn không còn bụi bẩn, tạp chất bị đóng xung quanh.
- Tiến hành lắp đặt van cầu hơi theo chiều mũi tên được quy định trên van.
- Siết chặt vòng ren hoặc bu lông mặt bích, có thể chèn thêm một lớp gioăng vào giữa mặt bích để tạo độ kín tuyệt đối, ngăn chặn hiện tượng rò rỉ lưu chất ra bên ngoài van.
- Sau khi lắp đặt thì tiến hành chạy thử hệ thống, nếu van hoạt động bình thường, ổn định, không bị rung lắc, không bị rò rỉ thì có thể đưa vào sử dụng chính thức.
Lưu ý khi sử dụng van cầu hơi:
- Với loại van vận hành bằng phương thức tay quay, mở van ngược chiều kim đồng hồ và đóng van theo chiều kim đồng hồ.
- Trong quá trình đóng van, chỉ cần vặn vừa đủ để đĩa van che khuất cửa van, ngăn chặn lưu chất đi qua van, nếu siết đóng van quá mạnh có thể làm cho đĩa van bị mài mòn rất nhanh.
- Khả năng điều tiết lưu lượng của van cầu hơi tương đối tốt, tuy nhiên không nên sử dụng chức năng này quá thường xuyên vì điều đó sẽ làm đĩa van sẽ phải tiếp xúc nhiều với áp lực dòng chảy, dễ bị hư hỏng.
- Trong quá trình đóng ngắt van để lưu thông hoặc ngăn chặn khí hơi, cần thực hiện chậm rãi để van thích nghi được với sự thay đổi, nếu không sẽ làm rung lắc đường ống.
- Cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ để vệ sinh thiết bị, đồng thời phát hiện và khắc phục sớm những hư hỏng tiềm ẩn để không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thiết bị.
Lưu ý khi bảo dưỡng van cầu hơi:
- Thực hiện bảo dưỡng định kỳ 6 tháng/lần để giúp thiết bị sử dụng được lâu dài hơn, phát hiện những rò rỉ tiềm ẩn bên trong.
- Đối với những vị trí không thường hoạt động trong một thời gian dài thì cũng nên vệ sinh và vận hành định kỳ để kiểm tra chức năng của chúng, tránh làm hư hỏng các bộ phận chuyển động.
- Bôi trơn ở các khớp nối, các vị trí tay quay, vận hành để giúp thiết bị hoạt động êm ái hơn, không bị gỉ sét.
- Kiểm tra lại các lớp gioăng làm kín xem chúng còn sử dụng được hay không, có bị mài mòn hay nóng chảy, nếu hư hỏng thì hãy thay mới ngay lập tức.
- Vệ sinh các bộ phận bên trong, các vị trí kết nối, loại bỏ các tạp chất, cặn bả dính chặt ở đĩa van, trục van, lau chùi bên ngoài thân van.
- Sau khi hoàn thành những bước trên thì tiến hành đóng van, siết chặt lại các vòng ren hoặc bu lông mặt bích.
Van cầu hơi là một thiết bị giữ vai trò quan trọng trong nhiều hệ thống. Do đó, cần có lựa chọn chính xác. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu về thiết bị, cần tư vấn và báo giá, hãy liên hệ ngay với An Phú Thành theo số hotline 02862681578 – 0933289996, chúng tôi là doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối van công nghiệp uy tín hàng đầu tại Việt Nam, cam kết hàng chính hãng, đủ mẫu đủ size, giá tốt nhất thị trường.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!