Van điện từ khí nén: Cấu tạo, nguyên lý, các loại phổ biến

Ngày nay, phương thức vận hành bằng khí nén đã không còn xa lạ và trở thành một nguồn năng lượng sạch trong công nghiệp. Tuy nhiên, khi muốn đóng, mở hệ thống, người vận hành sẽ phải thực hiện một lần cấp khí cho từng van riêng biệt, điều này gây ra nhiều bất tiện. Vì vậy, van điện từ khí nén ra đời để giúp giải quyết vấn đề này.

Van điện từ khí nén là gì?

Van điện từ khí nén (Pneumatic solenoid valve), còn được gọi là van điều hướng khí nén. Là một loại van công nghiệp có vai trò quan trọng trong các hệ thống máy nén khí, có tác dụng ngăn chặn, cho phép, điều khiển dòng chảy của khí nén đi qua van và được vận hành bằng điện.

Van điện từ khí nén
Van điện từ khí nén là một loại van công nghiệp được dùng nhiều trong các hệ thống khí nén.

Bởi thông thường, mỗi loại van sẽ phải cần một đường ống dẫn khí riêng, điều này sẽ làm tốn nhiều chi phí lắp đặt và thời gian vận hành. Van điện từ khí nén cho phép dòng chảy khí nén được phân chia thành nhiều hướng, dễ dàng cấp khí cho nhiều van cùng một lúc, mang đến hiệu quả hoạt động tốt hơn.

Van điện từ khí nén thường được làm bằng các loại hợp kim cứng và có độ bền cao như inox, đồng, thép, gang… giúp van có thể hoạt động bình thường trong điều kiện khắc nghiệt với áp suất và nhiệt độ cao, trong những môi trường có các chất gây ăn mòn, oxy hóa… Nếu van được vận hành và bảo dưỡng đúng cách, van sẽ ít bị hư hỏng và có thể sử dụng trong thời gian dài.

Ngày nay, với những ưu điểm vượt trội mà van điện từ khí nén mang lại, loại thiết bị này được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống máy nén khí, giúp hoạt động công nghiệp trở nên nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn. 

Bên cạnh đó, van khí nén cũng được sử dụng nhiều trong van đảo hai chiều của điều hòa, van xả, van cấp nước của máy giặt…

Điện áp được sử dụng cho loại máy này thông thường là van điện từ khí nén 12V, 24V, 110V, 220V…

Cấu tạo của van điện từ khí nén

Đây là loại van hoạt động theo phương thức cung cấp điện năng để điều tiết dòng chảy của khí. Loại van này có thiết kế nhỏ gọn, chỉ bằng những bộ phận đơn giản dưới đây:

Cấu tạo van điện từ khí nén
Van điện từ khí nén có thiết kế khá nhỏ gọn.
  • Thân van: Được làm inox, thép, gang, đồng… Có chức năng chứa đựng và bảo vệ các bộ phận bên trong van. Tùy thuộc vào từng loại van mà thân van có thể có các thiết kế khác nhau.
  • Cuộn coil: Có dạng trụ rỗng, bên trong có một pít tông được kiểm soát bởi lò xo và có thể chuyển động, bên ngoài được phủ bởi một lớp vỏ thép. Có chức năng sinh ra từ trường và lực từ để truyền tới van thông qua các lõi. Lõi điện là một cuộn dây đồng được quấn lại và có vỏ bọc nhựa an toàn.
  • Dây dẫn: Là một bộ phận ở bên ngoài, có nhiệm vụ kết nối và nhận nguồn điện để dẫn vào bên trong để giúp van có thể hoạt động.
  • Pít tông: Còn được gọi là thanh trượt. Khi nhận được tín hiệu điện, pít tông sẽ di chuyển qua lại làm cho các chốt của van cũng theo đó mà di chuyển theo, từ đó giúp đóng hoặc mở các cửa để khí nén có thể lưu thông qua van dễ dàng.
  • Cổng vào: Là nơi cho phép dòng khí nén bắt đầu đi vào. 
  • Cổng làm việc: Cổng này được kết nối trực tiếp với hệ thống, có nhiệm vụ nhận khí nén từ cổng vào và đưa vào hệ thống.
  • Cổng xả: Đây là nơi mà khí nén sau khi làm việc xong sẽ được xả ra ngoài. 
  • Bộ điều khiển: Có tác dụng điều khiển hoạt động của van. Khi tác động lực điện vào hệ thống, dây dẫn sẽ nhận nguồn điện và đưa tới pít tông, pít tông bị tác động sẽ trượt qua lại làm chốt van thay đổi vị trí, tạo ra trạng thái đóng hoặc mở cho van.

Video mô phỏng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van điện từ khí nén

Nguyên lý hoạt động của van điện từ khí nén

Nguyên lý hoạt động của van điện từ khí nén cũng khá đơn giản. Ở trạng thái đóng, pít tông sẽ là các chốt khóa để ngăn chặn đầu vào và đầu ra của van. Lúc này, hệ thống và khí nén được cách ly hoàn toàn.

Nguyên lý hoạt động của van điện từ khí nén
Nguyên lý hoạt động của van điện từ khí nén

Khi người vận hành tác động một lực điện vào trong hệ thống, dây dẫn sẽ chịu trách nhiệm dẫn điện vào trong van. Nguồn điện này sẽ tác động lên cuộn coil, cuộn coil sẽ tạo ra các từ trường làm pít tông di chuyển lên xuống theo lực đàn hồi của lò xo. Từ đó mở ra các khóa chốt giúp cổng vào và cổng làm việc được lưu thông. 

Lúc này, khí nén sẽ theo cổng vào và tiến thẳng đến hệ thống bằng cổng ra, sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, chúng sẽ được đưa ra ngoài môi trường bên ngoài bằng cổng xả, kết thúc hành trình.

Sau khi hoạt động, chỉ cần ngắt nguồn điện, pít tông bị tác động sẽ quay về trạng thái ban đầu. Quá trình đóng mở này diễn ra khá nhanh chóng, thường chỉ trong vòng 1 giây.

Thông số kỹ thuật van điện từ khí nén

Tùy thuộc vào từng loại van khác nhau sẽ có từng thông số kỹ thuật riêng. Tuy nhiên, dưới đây là bảng thông số kỹ thuật chung của loại van này:

  • Chất liệu: Inox, đồng, thép, gang…
  • Kích thước: DN10 – DN20 (17mm – 26mm)
  • Trọng lượng: 203g – 338g
  • Đường kính: 6A, 8A
  • Điện áp sử dụng: 12V, 24V, 110V, 220V
  • Áp lực khí nén: 1MP
  • Nhiệt độ làm việc :-5 ℃ – 50 ℃ (không đóng băng)
  • Dải điện áp có sẵn: ± 10%
  • Lớp cách nhiệt:  F
  • Xuất xứ : Đài Loan, Trung Quốc, Italia, Hàn Quốc, Mỹ,…
  • Bảo hành: 12 tháng

Phân loại van điện từ khí nén

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại van điện từ khí nén khác nhau với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, gây khó khăn trong việc phân biệt chúng. Vì vậy, dựa theo một số tiêu chí, van điều hướng khí được chia thành một số loại dưới đây:

Phân loại theo thiết kế cấu hình van

Kiểu phân loại phổ biến nhất của van điều khiển khí nén là dựa vào số cửa, số vị trí và số tín hiệu điện. 

  • Số cửa: Là số lỗ để dẫn khí nén ra vào trên van, thường có các loại 2 cửa, 3 cửa, 4 cửa và 5 cửa. Đôi khi có thể nhiều hơn, nhưng loại 4 cửa là phổ biến nhất.
  • Số vị trí: Là số chỗ định vị con trượt của van. Một van thông thường sẽ có từ 2 đến 3 vị trí, tuy nhiên có thể nhiều hơn tùy theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
  • Số tín hiệu điện (coil điện): Có nhiệm vụ hút hoặc đẩy con trượt từ vị trí này sang vị trí khác, thường thì một van sẽ có từ 1 đến 2 cuộn.

Như vậy, dựa vào thiết kế cấu hình với các tiêu chí được đưa ra như trên, van điều hướng khí nén được phân thành các loại sau:

Van điện từ khí nén 2/2 (Van 2 cửa – 2 vị trí)

Còn được gọi là van phân phối 2 cổng. Có cấu tạo gồm thân van và một coil điện. Loại van này thường được sử dụng cho các hệ thống nén khí đơn giản.

Trên thân của van khí nén 2/2 sẽ được thiết kế có 2 vị trí và 2 cửa khí, một cửa khí vào và một cửa khí ra. 

Van điện từ khí nén 2/2 (Van 2 cửa - 2 vị trí)
Van điện từ khí nén 2/2 (Van 2 cửa – 2 vị trí)

Thân van thường được làm bằng đồng hoặc inox để có thể làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, hạn chế bị ăn mòn. Coil điện có 4 loại để người có thể dễ dàng thay thế và sử dụng tùy theo điều kiện hệ thống nhu van 12V, 24V, 110V, 220V…

Ở trạng thái bình thường, van sẽ ở trong tình trạng bị đóng kín, điều này sẽ ngăn chặn không cho dòng khí nén lưu thông qua van. Khi van được cung cấp điện năng sẽ sinh ra từ trường, tạo thành một lực tác động trực tiếp lên van, tạo ra một khoảng trống cho phép khí nén đi từ cửa một và thoát ra từ cửa số 2 cửa van.

Khi muốn ngăn chặn khí nén, chỉ cần ngắt dòng điện, mọi thứ sẽ quay về trạng thái ban đầu.

Van điện từ khí nén 3/2 (Van 3 cửa – 2 vị trí)

Đây là một loại van được sử dụng khá phổ biến và dễ dàng tìm kiếm ở mọi cửa hàng van. Cấu tạo của loại van này cũng tương tự như loại 2/2, chỉ có điều, trên thân van sẽ có 2 vị trí truyền động và 3 cửa bao gồm: Cửa cấp khí nén vào, cửa khí nén làm việc, cửa xả khí nén.

Khi van ở trạng thái bình thường, cửa số 1 sẽ bị đóng chặt, cửa số 2 và cửa số 3 sẽ thông nhau. Khi cung cấp một dòng điện vào van, một lực từ trường sẽ được sinh ra từ coil điện, có tác dụng gây tác động đến thân van làm đảo chiều. Điều này sẽ làm cho cửa số 1 thông với cửa số 2, cửa số 3 sẽ bị đóng lại.

Điều này sẽ cho phép dòng khí chỉ đi qua cửa số 1, số 2 và qua van. Khi muốn dừng hoạt động, chỉ cần thực hiện thao tác ngắt dòng điện là van sẽ trở về trạng thái ban đầu chỉ trong vòng 1 giây.

Van sử dụng đầu điện 24V và 220V, ngoài ra còn có 2 kiểu là van thường mở 9NO) và van thường đóng (NC).

Van điện từ khí nén 4/2 (Van 4 cửa – 2 vị trí)

Van 4/2 thường chỉ được sử dụng trong các hệ thống khí đơn nên ít thông dụng hơn các loại van còn lại. Van 4/2 cũng có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm 2 vị trí và 4 cửa khí bao gồm: 1 cửa khí vào, 2 cửa khí làm việc để kết nối cửa khí xi lanh, 1 cửa khí xả.

Khi được cung cấp điện, coil điện sẽ sinh ra từ trường và tác động vào van, điều này sẽ làm cho cửa khí vào mở, khí nén từ cửa vào sẽ đi đến cửa làm việc số 1, sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, khí nén sẽ quay lại cửa làm việc số 2, sau đó đi ra ngoài bằng cửa xả. Khi ngắt kết nối điện, mọi hoạt động của van sẽ trở về trạng thái ban đầu.

Van điện từ khí nén 5/2 (Van 5 cửa – 2 vị trí)

Có cấu tạo bao gồm 3 bộ phận: Thân van, trục van và bộ điều khiển. Sẽ có 5 cửa khí trên thân van: 1 cửa khí vào, 2 cửa khí làm việc được kết nối với xi lanh và bộ phận truyền động, 2 cửa khí xả.

Ở trạng thái bình thường, van sẽ bị đóng kín, khí nén bị ngăn chặn không thể đi qua van. Lúc này, cửa số 1 sẽ thông với cửa số 2, cửa số 4 thông với cửa số 5, còn cửa số 3 sẽ đóng. 

Khi cung cấp một nguồn điện thích hợp vào van, từ trường từ coil điện sẽ làm cho van hoạt động. Lúc này, cửa số 1 sẽ thông với cửa số 4, cửa số 2 sẽ thông với cửa số 3, còn cửa số 5 sẽ đóng lại, cho phép khí nén đi vào van và thực hiện nhiệm vụ của mình. Khi ngắt nguồn điện, các cửa sẽ quay về trạng thái ban đầu của nó, van sẽ bị đóng lại.

Thường có 2 loại chính là:

  • Van điện từ khí nén 5/2 một đầu điện: Khi điện được cấp vào, đầu điện sẽ đổi chiều. Khi ngắt nguồn điện, van sẽ trở về vị trí ban đầu ngay lập tức.
  • Van điện từ khí nén 5/2 hai đầu điện: Khi cấp điện vào một đầu điện, ty xi lánh sẽ đi ra ngoài, khi cấp điện ở đầu ngược lại, ty xi lanh khí nén sẽ rút về.

Giá thành của loại van này khá hợp lý nên được sử dụng khá rộng rãi và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.

Van khí nén 5/3 (Van 5 cổng – 3 vị trí)

Van có 3 vị trí và 5 cửa: 1 cửa vào, 2 cửa khí làm việc và 2 cửa khí xả. Được đánh giá cao trong việc điều khiển xi lanh đơn, xi lanh kép và các loại động cơ nén. 

Van khí nén 5/3 (Van 5 cổng - 3 vị trí)
Van khí nén 5/3 (Van 5 cổng – 3 vị trí) được sử dụng nhiều vì tính tiện dụng của nó.

Khác với các loại van khác, ở trạng thái bình thường thì tất cả các cửa của van đều đóng. Khi điện được cung cấp vào, từ trường từ đầu điện sẽ tác động làm cho cửa 1 thông với cửa 4, cửa 2 thông với cửa 3 và cửa xả 5 sẽ bị chặn lại. Khi ngắt dòng điện, mọi thứ sẽ trở về trạng thái bình thường của nó.

AN PHÚ THÀNH – CÔNG TY NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI LOẠI CÁC VAN CÔNG NGHIỆP UY TÍN HƠN 15 NĂM
Hotline hỗ trợ tốt nhất, icon điện thoại di động

Phân loại theo chất liệu

Theo chất liệu, van điện từ khí nén được phân chia thành các loại sau: Van khí nén đồng, van khí nén gang, van khí nén inox…

Van điện từ khí nén inox

Van inox là một trong những loại chất liệu tốt nhất để sản xuất van. Loại chất liệu này mang đến rất nhiều những ưu điểm tuyệt vời như chịu được áp suất và nhiệt độ cao, làm việc được trong những môi trường có các chất gây ăn mòn, oxy hóa…

Vì vậy mà giá thành của loại van này thường sẽ cao hơn các loại vật liệu khác.

Van điện từ khí nén gang

Gang có khả năng chống ăn mòn và oxy hóa tốt nên trở thành một loại vật liệu khá được ưa chuộng. Đồng thời, giá thành của loại van này cũng khá rẻ, phù hợp với nhu cầu sử dụng trong nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, loại van gang thường có độ giòn cao, dễ bị hư vỡ khi va đập, vì vậy cần phải cẩn thận trong khâu sử dụng.

Van điện từ khí nén đồng

Đồng là loại vật liệu có thể làm việc ổn định trong môi trường nhiệt độ cao, có khả năng dẫn nhiệt và chống ăn mòn tốt nên cũng rất được ưa chuộng.

Đồng rất dễ uốn dẻo và không bị vỡ trong nếu bị va đập mạnh, tuy nhiên, điều đó sẽ làm van đồng bị biến dạng, ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong van.

Phân loại theo phương thức kết nối

Cũng tương tự như các loại van khác, van điện từ khí nén cũng có 3 phương thức kết nối chính:

  • Kiểu lắp ren: Là phương thức mà van sẽ được kết nối vào hệ thống bằng các khớp ren, không bị rò rỉ khí nén trong quá trình sử dụng, dễ dàng lắp đặt cũng như tháo lắp trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa.
  • Kiểu lắp bích: Được kết nối với hệ thống bằng các mặt bích. Kiểu kết nối này thường rất chắc chắn, không bị hở hay rò rỉ trong quá trình sử dụng, chịu được va đập mạnh và có bền cao. Thiết kế mặt bích cũng rất thuận tiện trong quá trình lắp đặt hoặc sửa chữa. Loại kết nối này thường được sử dụng khá phổ biến vì sự tiện lợi của nó. Mặt bích tuân theo các tiêu chuẩn hiện nay như ANSI, JIS, BS, DIN…
  • Kiểu hàn kín: Thay vì sử dụng biện pháp tháo lắp thì cũng có một phương thức khác để lắp đặt van vào hệ thống đó là hàn kín. Biện pháp này sẽ  làm cho van và hệ thống tạo thành một khối thống nhất, tạo nên sự chắc chắn nhất cho quá trình vận hành, kho lo rò rỉ hay các vấn đề có liên quan. Tuy nhiên, vì là kiểu hàn kín nên sẽ gây bất tiện trong quá trình cần tháo ra để sửa chữa, bảo hành.

Ưu điểm của van điện từ khí nén

Van điện từ khí nén được sử dụng ngày càng nhiều trong công nghiệp bởi những tính năng vượt trội mà nó mang lại. Những ưu điểm của nó có thể kể đến như:

Van điện từ khí nén
Van điện từ khí nén có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời với công nghiệp.
  • Có tác dụng ngăn chặn, cho phép hoặc điều tiết khí nén trong hệ thống, giúp hoạt động dẫn khí được diễn ra nhanh chóng, mang đến hiệu quả cao trong hoạt động.
  • Có nhiều mẫu mà và chất liệu khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng mà có sự lựa chọn cho phù hợp.
  • Có kích thước gọn nhẹ, không tốn nhiều không gian lắp đặt.
  • Thời gian đóng mở nhanh, vận hành dễ dàng, không yêu cầu chuyên môn cao.
  • Được thiết kế bằng các loại vật liệu có độ bền tốt, chịu được áp suất và nhiệt độ cao, có khả năng chống ăn mòn và oxy hóa. 
  • Truyền năng lượng khí nén đi xa mà không bị giảm áp lực.
  • Sử dụng được với nhiều dòng điện khác nhau.
  • Thiết kế đơn giản nên thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế khi cần thiết.
  • Giá thành tương đối rẻ so với các loại van khác.
  • Được nhập khẩu chính hãng từ nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Trung Quốc, Châu Âu… với công nghệ sản xuất hiện đại và mang đến chất lượng tốt nhất.

Nhược điểm của van điện từ khí nén

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì van điện từ kh1 nén cũng có một số hạn chế cần lưu ý:

  • Các gioăng bên trong bị ăn mòn nhanh chóng do các ma sát mạnh trong quá trình hoạt động.
  • Thường hay bị cháy đường dây cấp do các lực từ trường của tín hiệu điện gây ra.

Ứng dụng của van điện từ khí nén

Ngày nay, van điện từ khí nén là một loại thiết bị không thể thiếu trong công nghiệp khi mà khí nén được sử dụng ngày càng nhiều như một loại nguyên liệu an toàn và sạch. 

Với những ưu điểm như cung cấp lượng khí nén chính xác, kiểm soát hướng đi chặt chẽ, van điện từ khí nén có tác dụng đóng mở và điều tiết dòng chảy không khí trong hệ thống hiệu quả, thường được ứng dụng trong các lĩnh vực sau:

  • Các hệ thống khí nén, hệ thống lò hơi.
  • Sử dụng trong các khu công nghiệp, khu dân sinh, các hệ thống phòng cháy chữa cháy…
  • Hệ thống nhà máy chế biến, sản xuất, đóng gói, máy in ấn
  • Hệ thống điều hòa, hệ thống vệ sinh.
  • Lắp đặt cùng với một số thiết bị khác với vai trò điều khiển như van bướm, van bi…
Ứng dụng van điện từ khí nén
Van điện từ khí nén được sử dụng nhiều trong các hệ thống khí nén, hệ thống lò hơi.

Một số thương hiệu van điện từ khí nén được sử dụng nhiều hiện nay

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại van khí nén nhập khẩu từ nước ngoài, mang đến chất lượng và trải nghiệm tốt cho người sử dụng. Một số thương hiệu van điều hướng khí nén tiêu biểu, được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam là:

Van điện từ khí nén SMC

Đây là một thiết bị van có xuất xứ từ Nhật Bản, có thiết kế chắc chắn, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nhiều lĩnh vực như ô tô, y tế, dầu khí… Với dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến, van điện từ khí nén SMC trở thành một thương hiệu uy tín và nhận được nhiều đánh giá cao từ khách hàng.

Van điện từ khí nén SMC
Van điện từ khí nén SMC có xuất xứ từ Nhật Bản

Thông số kỹ thuật của van điện từ khí nén SMC:

  • Điện áp: 12V, 24V, 220V.
  • Phương thức vận hành: Vận hành thủ công bằng cách nhấn vào nút.
  • Vỏ van: Chuẩn DIN
  • Nhiệt độ: -10 độ C – 50 độ C (không đóng băng)
  • Áp suất: 0,15 – 0,7Mp
  • Dạng van: 2/2, 4/2, 5/2, 5/3.
  • Số cuộn coil: 1 cuộn, 2 cuộn
  • Độ chống va đập: 150/30 m/s2
  • Lưu chất sử dụng: Khí nén
  • Xuất xứ: Nhật Bản

Van điện từ khí nén Haitima

Chỉ mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam 10 năm trở lại đây nhưng vạn điện từ khí nén Haitima đã và đang khẳng định vị thế của mình trên lĩnh vực van và nhận được nhiều đánh giá cao từ người sử dụng. Loại van này có thiết kế chắc chắn, độ bền cao và thích hợp sử dụng trong nhiều điều kiện khác nhau.

Van điện từ khí nén Haitima
Van điện từ khí nén Haitima

Thông số kỹ thuật của van điện từ khí nén Haitima:

  • Điện áp: 24V, 220V.
  • Phương thức vận hành: Vận hành thủ công bằng cách nhấn vào nút.
  • Nhiệt độ: -10 độ C – 50 độ C (không đóng băng)
  • Áp suất: 0,15 – 0,8Mp
  • Dạng van: 5/2, 5/3.
  • Số cuộn coil: 1 cuộn, 2 cuộn
  • Số cuộn coil: 1 cuộn
  • Lưu chất sử dụng: Khí nén
  • Chất liệu: Hợp kim
  • Xuất xứ: Đài Loan

Van điện từ khí nén AirTAC

AirTAC là một thương hiệu nổi tiếng của Đài Loan được thành lập vào năm 1988, chuyên sản xuất thiết bị truyền động, thành phần kiểm soát được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. 

Van điện từ khí nén AirTAC
Van điện từ khí nén AirTAC

Thông số kỹ thuật của van điện từ khí nén AirTAC:

  • Điện áp: 24V, 110V, 220V.
  • Nhiệt độ: -20 độ C – 70 độ C (không đóng băng)
  • Áp suất: 0,15 – 0,8Mp
  • Dạng van: 3/2, 4/2, 5/2, 5/3
  • Số cuộn coil: 1 cuộn
  • Lưu chất sử dụng: Khí nén
  • Chất liệu:Hợp kim nhôm
  • Kiểu ren: NPT
  • Chân ren: 13mm, 17mm, 21mm
  • Xuất xứ: Đài Loan

Vì sao nên sử dụng van điện từ khí nén?

Một hệ thống khí nén thường rất phức tạp và bao gồm các loại thiết bị như máy sấy, xi lanh, bình chứa, động cơ… đa phần là các loại lớn được sử dụng trong công nghiệp. 

Van điện từ khí nén thì ngược lại, nó có thiết kế nhỏ gọn, chỉ nặng khoảng 300g nhưng lại là một bộ phận không thể thiếu, đứng sau để điều khiển hoạt động của cả một hệ thống lớn, giúp hệ thống có thể vận hành một cách hiệu quả. 

Có rất nhiều lý do để bạn phải lựa chọn loại thiết bị này:

  • Giúp ngăn chặn, cho phép và điều khiển hướng đi của khí nén trong hệ thống: Đây là chức năng chính và quan trọng nhất của loại van này. Nhờ có nó, khí nén có thể được cung cấp nhanh chóng và chính xác đến nhiều thiết bị cùng một lúc, tiết kiệm được nhiều thời gian.
  • Điều tiết dòng chảy của khí nén: Mỗi hệ thống đôi khi sẽ cần một lượng khí nén khác nhau, nếu lượng khí nén đưa vào không thích hợp sẽ tạo ra nhiều áp lực cho hệ thống, dẫn đến nổ hay rung lắc. Vì vậy, van điện từ khí nén còn có tác dụng kiểm soát lượng không khí được cung cấp, phòng ngừa những nguy cơ có thể xảy ra.
  • Sử dụng được với nhiều thiết bị: Đối với các loại động cơ khí nén trong hệ thống, van điện từ khí nén có tác dụng điều khiển các loại động cơ này để giúp chúng hoạt động một cách dễ dàng. Nó thường được sử dụng với van cầu điều khiển khí nén, van nhựa điều khiển khí nén, van bi điều khiển khí nén, van bướm điều khiển khí nén…

Lưu ý khi lựa chọn van điện từ khí nén

Một van khí nén phù hợp sẽ mang đến hiệu quả làm việc tốt nhất. Vì vậy, trước khi tiến hành mua một thiết bị van nào, cần phải nghiên cứu thật kỹ tất cả những điều kiện và thông số để có thể lựa chọn được một chiếc van phù hợp nhất với hệ thống, mang đến hiệu quả cao cho sản xuất công nghiệp.

Khi lựa chọn van, bạn cần tuân thủ một số lưu ý dưới đây:

  • Tùy theo từng điều kiện môi trường mà lựa chọn chất liệu van cho phù hợp để van có thể hoạt động hiệu quả trong mọi điều kiện khác nhau, thậm chí là những nơi có điều kiện khắc nghiệt với áp suất, nhiệt độ cao, những nơi có các chất gây ăn mòn, oxy hóa…
  • Kích thước van phải đúng với kích thước của đường ống dẫn khí để quá trình lắp đặt được diễn ra dễ dàng và van có thể hoạt động bình thường.
  • Chọn nguồn điện đầu vào phù hợp với hệ thống: Mỗi hệ thống sẽ có một điện áp đầu vào khác nhau từ 12V, 24V, 110V, 220V… Nếu lựa chọn dòng điện không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng cháy nổ, làm hư hỏng hệ thống và gây nguy hiểm cho người vận hành.
  • Lựa chọn theo số cửa và số vị trí: Có nhiều loại hệ thống như xi lanh đơn, xi lanh kép… với số cổng và số vị trí khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào từng loại mà sử dụng van 2/2, 3/2, 5/2, 5/3… cho phù hợp.
  • Lựa chọn những thương hiệu uy tín, nhập khẩu chính hãng từ các nước trên thế giới để mang đến chất lượng tốt nhất, đảm bảo van có thể hoạt động an toàn và bền bỉ theo thời gian, đồng thời có chính sách bảo hành lâu dài.
  • Lựa chọn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế: Van có nhiều loại từ bình thường đến cao cấp, vì vậy, tùy theo điều kiện kinh tế, tần suất sử dụng van và độ lớn nhỏ của hệ thống mà lựa chọn loại van có thể sử dụng lâu dài, hợp lý với giá thành.
  • Lựa chọn kiểu mối nối phù hợp với đường ống hệ thống, kiểu mối nối không phù hợp thì sẽ không thể lắp đặt van, tốn thời gian đổi trả.
van điện từ khí nén
van điện từ khí nén

Lắp đặt van điện từ khí nén như thế nào?

Sau khi đã lựa chọn được van thì việc lắp đặt cũng là một khâu rất quan trọng và cần được thực hiện kỹ càng. Hãy đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất và thực hiện theo đúng quy trình dưới đây:

  • Hãy ngừng hoạt động tất cả các hoạt động của hệ thống và đảm bảo rằng chúng không phải chịu bất kỳ một áp lực nào.
  • Làm sạch đường ống trước khi lắp đặt, bất kỳ một mảnh vụn nào cũng sẽ làm cho quá trình lắp đặt trở nên khó khăn hơn, tạo ra nhiều khe hở không mong muốn.
  • Sử dụng dụng cụ văn tương thích với từng loại ốc vít.
  • Sau khi lắp đặt, xem tất cả các mối nối đã thực sự khớp với nhau chưa, có bất kỳ khe hở nào không.
  • Sau khi lắp đặt, hãy kiểm tra một lần nữa xem van đã hoạt động ổn định chưa, khí nén đi qua van có bị cản trở bởi yếu tố nào không hay bị rò rỉ ở đâu không. Thao tác đóng mở có nhanh chóng, ống xả khí hoạt động hiệu quả hay không.

Như vậy, có thể thấy, van điện từ khí nén có nhiều ứng dụng tuyệt vời và là một công cụ hỗ trợ đắc lực không thể thiếu trong các hệ thống khí nén. Nhờ có loại van này mà hoạt động sản xuất công nghiệp được diễn ra dễ dàng hơn, mang đến hiệu quả sản xuất cao hơn, khí nén cũng được sử dụng nhiều và trở thành một loại nhiên liệu sạch, an toàn.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về van điện từ khí nén hoặc cần đặt hàng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline để được tư vấn cụ thể nhất. An Phú Thành tự hào là một trong những nhà cung cấp các loại van chính hãng, uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Chúng tôi có nhiều dòng van với đa dạng mẫu mã, chất lượng và nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Công ty cung cấp van công nghiệp tại Đà Nẵng uy tín, tiềm lực mạnh

Nếu bạn đang có nhu cầu muốn tìm kiếm một công ty cung cấp van công nghiệp tại Đà Nẵng uy tín, tiềm lực lớn...

Bảng báo giá Van công Nghiệp

Bảng báo giá Van công Nghiệp tại TPHCM – Nhà phân phối lớn nhất

Bạn đang tìm bảng báo giá van công nghiệp tại TPHCM? Bạn không biết nên chọn nhà phân phối nào để đảm bảo sản phẩm...

6 loại van công nghiệp Hàn Quốc tốt nhất & Nhà cung cấp uy tín

Có thể nói, những năm gần đây, van công nghiệp Hàn Quốc luôn có những bước tiến mạnh mẽ với những sản phẩm chất lượng...

Van cầu (Globe Valve): Phân loại, Cấu tạo, Ứng dụng

Van cầu (Globe Valve) là một trong những loại van phổ biến được sử dụng để ngăn chặn, lưu thông và điều tiết dòng chảy...

Khớp nối mềm cao su mặt bích Inox giá tốt, nhập chính hãng

Khớp nối mềm cao su mặt bích inox là một loại phụ kiện giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống đường ống. Chúng...

Van bướm tay gạt

Van bướm tay gạt DN50 – DN200: hoạt động, cấu tạo, ứng dụng

Van bướm tay gạt đã bắt đầu được ra đời từ những năm 1930 và nhanh chóng được đón nhận bởi có thể mang đến...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Catalogue Catalogue