Van bướm (Butterfly Valve): Chức năng, Cấu tạo, Báo giá
Van bướm (Butterfly Valve) được dùng phổ biến trong hệ thống đường ống công nghiệp nhằm điều tiết lưu lượng dòng chảy của môi chất. Thiết bị này có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là giá thành rẻ nhưng vẫn mang đến nhiều tác dụng ổn định so với các loại van có cùng chức năng.
Van bướm là gì? Có chức năng gì?
Van bướm (tiếng Anh là Butterfly Valve) là một loại van công nghiệp phổ biến. Tên gọi của van bắt nguồn từ tổng thể nhìn khá giống hình con bướm, trong đó phần thân và đĩa van chính là cánh bướm, cổ van giống như phần thân bướm, và bộ phận truyền động tạo thành phần đầu và râu bướm. Thiết bị thủy lực này có khả năng đóng/mở cửa van để điều tiết lưu lượng của dung môi chảy qua hệ thống đường ống thông qua việc điều khiển đĩa van xoay quanh trục với nhiều góc khác nhau.
Tiêu chuẩn: BS 4504
Đặc tính:
- Áp suất (mpa): 1.6
- Áp suất test vỏ: 2.4 mpa
- Áp suất test lòng: 1.8 mpa
- Nhiệt độ: -10°C đến 80 °C
- Sử dụng cho: Nước
THÀNH PHẦN VẬT LIỆU
|
QUY CÁCH
DN | L | DO | ZxΦd |
50 | 43 | Φ125 | 4xΦ19 |
65 | 46 | Φ145 | 4xΦ19 |
80 | 46 | Φ160 | 4xΦ19 |
100 | 52 | Φ180 | 4xΦ19 |
125 | 56 | Φ210 | 4xΦ19 |
150 | 56 | Φ240 | 4xΦ23 |
200 | 60 | Φ295 | 4xΦ23 |
Van bướm được sử dụng trên rất nhiều hệ thống đường ống với kích thước lớn nhỏ khác nhau, có thể điều chỉnh thủ công bằng tay, bằng điện hoặc hệ thống điều khiển gián tiếp bằng khí nén hoặc điện. Do có thể mang đến nhiều tác dụng ổn định trong việc kiểm soát lưu lượng dòng chảy trong đường ống nhưng cấu tạo không quá phức tạp, đồng thời giá thành lại khá rẻ nên được sử dụng rất phổ biến.
Các thiết kế thông minh của van bướm cho phép nó có thể phù hợp với cả các hệ thống đường ống lớn hay nhỏ, đáp ứng được cả các môi trường axits hay hóa chất kiềm. Loại van này được xếp vào nhóm van đóng nhanh/mở nhanh cùng với van cổng, van dao, van bi.
Van bướm được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp như hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy.. Ngoài ra, còn có thể giảm hoặc phục hồi áp suất phù hợp với môi trường ứng dụng cùng nhiều ưu điểm khác khi lắp đặt vào hệ thống đường ống nên được đánh giá tốt hơn hẳn một số loại van điều tiết lưu lượng dòng chảy cùng loại.
Catalogue thông số kỹ thuật của van bướm
- Kích thước van bướm: DN50 – DN1000 (kích cỡ van cho phép phù hợp với bán kính đường ống, trong đó DN50 tương đương với ∅ ≈ 60.33mm, cần xem xét thông số này để đảm bảo van vừa vặn với kích thước đường ống).
- Vật liệu: Thân gang cánh inox, toàn thân inox, nhựa… (vật liệu cấu tạo nên các bộ phận van).
- Áp lực: PN10, PN16, PN25 hoặc 10 bar, 16 bar, 25 bar…( thông số áp lực làm việc của thiết bị hay chính khả khả năng chịu đựng tối đa khi hoạt động liên tục trong các hệ thống có áp suất. PN16 tương đương với áp suất tối đa 16 bar, trong đó 1 bar = 10 5 Pa (N/m² ) = 0,1 N/mm² = 10,197 kp/m² = 10,20m H2O = 0,9869 atm = 14,50 psi (lbf/in2 ) = 10 6 dyn/cm²= 750 mmHg)
- Nhiệt độ: -20 – 180oC (nhiệt độ trong ngưỡng chịu đựng của van trong hệ thống đường ống).
- Tiêu chuẩn: BS, JIS, ANSI, DIN (tiêu chuẩn mặt bích quốc tế để giúp lựa chọn chính xác kích thước, độ dày, số lỗ bu lông, kích thước tâm lỗ bu lông của van sao cho phù hợp với hệ thống đường ống).
- Gioăng làm kín van bướm: EPDM, PTFE, NBR (chất liệu của gioăng làm kín).
- Môi trường làm việc: Nước, khí, gas, dầu, hóa chất …. (van có thể làm việc trong môi trường nào).
Phân loại van bướm
Tương tự như các loại van công nghiệp khác, van bướm (Butterfly Valve) cũng có rất nhiều loại với các thiết kế, chất liệu, xuất xứ khác nhau. Việc sử dụng loại van nào phù hợp cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cần có sự hướng dẫn và chỉ định của các kỹ sư có chuyên môn về cơ khí hay thiết bị thủy lực để đảm bảo an toàn và phù hợp nhất.
Phân loại theo cách vận hành
Cách vận hành hay chức năng điều khiển sẽ liên quan đến hoạt động của cả một hệ thống đường ống nên cần được tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
Thường chỉ cần dùng lực tay gạt cần gạt theo một góc 90 độ (sang trái hoặc phải) là có thể đóng/mở van để điều chỉnh được lưu lượng dòng chảy trong hệ thống đường ống. Khi tay gạt vuông góc với đường ống là đang đóng còn trung phương với đường ống là trạng thái mở.
Ưu điểm của van bướm tay gạt là giá rẻ, dễ dàng sử dụng, dễ dàng thay thế, nhẹ và chiếm ít không gian trong đường ống. Tuy nhiên loại van này thường được sản xuất với kích thước nhỏ, chỉ từ DN 50 – DN 200 do nếu van lớn thì đòi hỏi phải cần có một lực tay lớn nên có thể sẽ hạn chế người dùng do không có cơ cấu trợ lực. Một nhược điểm khác là nếu mở với góc 15º – 75º có thể nhanh hư hỏng hơn.
Đây cũng là một thiết bị được vận hành bằng sức tay, cấu tạo tương tự như van tay gạt nhưng tay vì cần gạt thì được dùng tay quay. Ưu điểm của thiết kế này là có trợ lực nên việc vận hành nhẹ nhàng và đơn giản hơn, không đòi hỏi quá nhiều sức lực nên có thể thiết kế với kích cỡ lớn hơn từ DN50 – DN400.
Nếu van bướm tay gạt thường dùng cho các đường ống nhỏ thì dạng tay quay có thể dùng trên các đường ống hơi nước, khí lớn hơn, nhưng cũng không chiếm quá nhiều không gian, việc lắp đặt hay bảo dưỡng cũng khá đơn giản. Tuy nhiên nhược điểm của thiết bị này cũng là dễ dàng hư hỏng nếu quay góc 15º – 75º, đặc biệt là tình trạng rò rỉ nếu gioăng không nằm khít. Ngoài ra van cũng có tuổi thọ thấp và không chịu được áp lực quá lớn.
Với các hệ thống đường ống tự động hóa thì van bướm điều khiển bằng khí nén sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu. Thiết bị này sẽ thông qua tín hiệu khí để tự động thay đổi trạng thái đóng/mở chứ không cần các tác động lực trực tiếp từ con người nên thuận tiện hơn rất nhiều.
Kèm theo đó là bộ điều khiển khí nén loại on/off hoặc các loại điều khiển tuyến tính 4-20 mA. Tuy nhiên một nhược điểm xảy ra với van chính là tuổi thọ không quá cao trong khi giá thành lại cao hơn hẳn các loại được vận hành bằng tay.
Sẽ có cấu tạo phức tạp hơn, bao gồm phần van và phần actuator bằng điện. Theo đó cánh bướm sẽ tự động xoay chuyển 1 góc 90º để cửa van đóng/mở nhờ actuator điện tác động đến trục quay. Ưu điểm lớn nhất của thiết bị này chính là giảm chi phí nhân công trong quá trình vận hành đường ống, có thể lắp đặt với nhiều kết nối khác nhau, phù hợp với cả các hệ thống trong nhà và ngoài trời bởi hiện nay cũng đã có các hệ thống chống thấm nước.
Mặt khác van bướm điều khiển bằng điện cũng không làm sock áp trong đường ống vì đã được tích hoạt khả năng đóng mở chậm từ 10 – 45s kèm theo đó là các tính năng báo hiệu nếu gặp sự cố giúp các kỹ sư nhanh chóng khắc phục. Tuy nhiên một số nhược điểm của hệ thống này chính là giá thành cao trong khi khả năng đóng/ mở van chậm hơn các dòng van bướm dùng lực tay.
Sản phẩm nổi bật:
AN PHÚ THÀNH SẴN SÀN ĐÁP ỨNG SỐ LƯỢNG LỚN VAN BƯỚM CHO MỌI CÔNG TRÌNH LỚN NHỎ
HOTLINE: 0933289 996 (HỖ TRỢ 24/7)
Phân loại theo chất liệu
Tùy theo tính chất môi trường, vị trí lắp đặt, dùng trong hệ thống đường ống nào, chi phí ra sao mà cũng có thể sử dụng các loại van bướm với các chất liệu khác nhau. Cụ thể
- Van bướm gang: Là loại van có thân và trục van được làm bằng chất liệu gang. Điểm cộng là thiết kế nhỏ gọn, vận hành, bảo trì bảo dưỡng dễ dàng, tính ứng dụng cao, được sử dụng nhiều trong những nhà máy, xí nghiệp,…. Đặc biệt là giá thành rất hợp lý.
- Van bướm Inox: Thường được làm bằng chất liệu inox cao cấp SS304, SS316, SS316L, SS201,… với độ bền cao, khả năng chịu được áp lực lớn, chịu nhiệt độ (có thể lên tới 220ºC) và áp suất cao. Đồng thời, tính năng chống mài mòn, ăn mòn cũng cực kỳ hiệu quả.
- Van bướm vi sinh: Thường được làm từ các chất liệu Inox 304 hoặc 316L không gỉ và đã được đánh bóng đến khoảng Ra0.4~0.8µm để tránh bám dính. Loại van bướm này thường được đặc trưng dùng trong các ngành công nghệ thực phẩm, dược phẩm hay các ngành xăng dầu, hóa chất, xử lý nước thải..
- Van bướm nhựa: Thường sử dụng các chất liệu như PVC, UPVC, PP cao cấp có khả năng chịu nhiệt và môi trường ăn mòn của hóa chất. Loại van này thường được ứng dụng trên các hệ thống đường ống có nhiệm vụ vận chuyển hóa chất.
- Van bướm thân gang cánh inox: Đây là sự kết hợp khá hoàn hảo nên được ứng dụng trong nhiều hệ thống vì vừa có độ bền cao, vữa chịu được lực tốt, có thể hoạt động trên nhiều môi trường khác nhau nhưng giá thành lại không quá cao.
Sản phẩm nổi bật:
Phân loại theo kiểu kết nối
Các kết nối của van bướm cũng đánh giá cả quá trình vận hành của hệ thống đường ống hay môi trường ứng dụng nên cũng cần có sự chọn lựa sao cho phù hợp. Cụ thể van bướm có các kiểu kết nối sau đây:
- Van bướm dạng Wafer (Wafer Butterfly Valve): Được đặc trưng bằng việc các đường ống trong hệ thống được kết nối với nhau giống dạng kẹp wafer. Theo đó trên đỉnh thân van sẽ được đục các lỗ tròn chia đều cho hai bên nhằm siết các con ốc cố định lại để định vị van. Kiểu kết nối này là phổ biến nhất và cũng có mức giá khá phải chăng.
- Van bướm tai bích ( Lug Type Butterfly Valve): Hay còn được gọi là kiểu kết nối Lug do có kiểu dáng tai bích với các lỗ khoan hoặc lỗ ren được thiết kế đều quanh phần thân van. Thiết kế này giúp cho việc cố định van trên hệ thống đường ống được chắc chắn hơn.
- Van bướm kết nối bích (Flange Butterfly Valve): Là cách kết nối đường ống theo dáng mặt bích với các lỗ khoan hoặc lỗ ren được thiết kế đều quanh viền thân van, thường áp dụng trên các hệ thống đường ống lớn.
Sản phẩm nổi bật:
Kiểu phân loại khác
Van bướm cũng có thể được phân loại và chọn lựa theo các cách sau đây:
- Phân liệu theo xuất xứ: Van bướm có thể xuất xứ từ Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Italy, Trung Quốc..
- Phân loại theo hãng sản xuất: một số thương hiệu có thế mạnh về sản xuất van bướm đang được nhiều người ưa chuộng như YDK, Wonil, BTL, ARV, …
Quý khách hàng có nhu cầu mua van bướm có thể liên hệ với An Phú Thành theo HOTLINE 02862681578 – 0986504114 để được tư vấn và báo giá tốt nhất. Công ty cam kết 100% sản phẩm chính hãng, có sẵn tại kho, mẫu mã đa dạng, đầy đủ chứng nhận CO – CQ, giao hàng nhanh chóng và có chiết khấu hấp dẫn khi mua số lượng lớn.
DANH SÁCH MẪU >> VAN BƯỚM << LUÔN CÓ TẠI AN PHÚ THÀNH
Cấu tạo của van bướm
Cấu tạo của van bướm cũng được đánh giá là khá đơn giản, không quá phức tạp. Dù có rất nhiều loại với xuất xứ, chất liệu, kiểu kết nối,… khác nhau nhưng nhìn chung đều được tạo thành từ những bộ phận cơ bản sau:
- Thân van: Có hình dáng giống như một vòng kim loại bao quanh đĩa van, thường được làm từ các vật liệu kim loại hoặc nhựa có khả năng chịu lực tốt bởi đây chính là bộ phận chịu tác động trực tiếp từ đường ống. Xung quanh thân van sẽ thiết kế thêm các lỗ nhằm cố định chắc chắn vào đường ống thông qua các lỗ xung quanh là dùng để định vị van vào đường ống bằng các phụ kiện như bulong và đai ốc.
- Đĩa van (Disc): Là bộ phận có hình giống cánh bướm, hai cánh tạo thành hình tròn, thường được làm từ các vật liệu như thép, gang, inox, nhựa, có kích thước nhỏ hơn thân van và nằm trọng bên trong vòng kim loại này. Thân van được thiết kế để mở được các góc khác nhau, thông qua đó để điều tiết được lượng nước qua hệ thống đường ống nhiều hay ít.
- Trục van: Là bộ phận đảm nhiệm việc truyền lực đến đến cánh van để thực hiện việc đóng/mở. Thường được làm từ các vật liệu kim loại có khả năng chống hao mòn, chịu được áp lực tốt. Trục sẽ được đặt ở giữa, một phần được nối với thiết bị truyền động, và phần còn lại nằm trong trục đĩa van.
- Gioăng làm kín: Được làm từ các chất liệu như cao su EPDM, PTFE, Hi EPDM để bịt kín khoảng cách giữa đĩa van và thân van, tránh tình trạng bị rò rỉ. Thiết kế của gioăng sẽ là hình tròn và bao quanh được kết cả đĩa van, có độ đàn hồi tốt, không được quá rộng hay quá chật.
- Các thiết bị truyền động: Với các loại van bướm dùng lực tay sẽ có phần gay tay gạt hoặc tay quay (sẽ cần thêm bánh răng chuyển hướng); nếu điều khiển bằng điện sẽ có điều khiển riêng bằng điện (với nguồn điện áp 220v, 110v, 24v AC, DC, 1 pha hoặc 3 pha) và điều khiển khí nếu là loại van bướm điều khiển khí nén.
- Một số bộ phận khác: Để hoàn chỉnh một thiết bị van bướm cũng cần có một số bộ phận khác như khớp nối trục với đĩa van, khớp gioăng làm kín, bánh răng định hướng, bulong, chốt hãm, vòng gồm, vòng đệm,….
Nguyên lý hoạt động của van bướm
Để biết chính xác vì sao van bướm có thể đem đến hiệu quả cao trong việc điều tiết lưu lượng dòng chảy của lưu chất bạn cần hiểu rõ hơn về nguyên lý của thiết bị này. Thực tế cấu tạo và cách thức hoạt động của van khá đơn giản, dựa trên cơ chế đóng nhanh/mở nhanh dưới tác động của lực.
Ban đầu, van sẽ nằm ở trạng thái đóng hoàn toàn, đĩa van nằm trọn trong thân van cùng sự hỗ trợ của gioăng làm kín để tạo ra một tấm chắn ngăn chặn dòng chảy của lưu chất đi qua. Khi sử dụng lực tác động vào bộ điều khiển (lực này tùy người điều khiển hoặc thiết bị) sẽ khiến cho đĩa van xoay theo một góc mở ( ≤90º) để dòng chảy đi qua.
Tùy góc mở của đĩa van mà bạn có thể điều tiết được lưu lượng dòng chảy nhiều hay ít. Van bướm ở trạng thái mở hoàn toàn là khi đĩa van xoay một góc 90º (tức là ¼ đường tròn), lúc này dòng lưu chất chảy qua với tốc độ mạnh nhất. Tương tự nếu chỉ mở van một phần theo một góc <90º đi qua thì tất nhiên lưu lượng môi chất đi qua trong hệ thống đường ống cũng sẽ nhỏ hơn rất nhiều.
Nói chung nguyên lý hoạt động của van bướm khá đơn giản, có thể sử dụng trong nhiều hệ thống đường ống lớn nhỏ, dùng trong hệ thống dân dụng hằng ngày hoặc các hệ thống công nghiệp hóa. Tiêu biểu như chính việc đóng/mở các vòi nước hay bình chữa cháy chính là một ứng dụng tiêu biểu của thiết bị này mà bất cứ ai cũng đã từng sử dụng.
Đánh giá ưu nhược điểm của van bướm
Bất cứ thiết bị nào cũng có các ưu nhược điểm riêng và dựa trên các yếu tố này sẽ giúp người dùng lựa chọn những thiết bị phù hợp với nhu cầu.
Ưu điểm:
Có thể nhìn nhận rõ ràng van bướm có rất nhiều ưu điểm nên mới trở thành một trong số những loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong nhà máy, xí nghiệp cũng rất nhiều lĩnh vực khác để phục vụ đời sống con người. Cụ thể:
- Thiết kế nhẹ, nhỏ gọn do thường sử dụng các đĩa kim loại mỏng để điều khiển dòng chảy. Nhờ thân hình nhỏ gọn cùng các thiết kế linh hoạt về kích cỡ cho phép thiết bị có thể đặt vừa trong nhiều hệ thống đường ống, kể cả các vị trí hạn chế.
- Giá thành đầu tư van bướm được đánh giá rẻ hơn nhiều so với các loại van công nghiệp khác có cùng chức năng và kích cỡ, chẳng hạn van cầu, van bi. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được phần lớn chi phí mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu cần thiết.
- Khả năng làm kín nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất tối ưu, đáp ứng được cả các dòng chảy có độ chính xác cao.
- Giảm áp suất thấp (giúp kiểm soát nhu cầu bơm hay năng lượng của toàn bộ hệ thống đường sống và phục hồi áp suất cao (chất lỏng có thể phục hồi áp suất ngay sau khi van được mở).
- Dễ dàng vận hành với nhiều cách từ dùng lực tay, điện đến khí nén.
- Van không đòi hỏi việc phải liên tục bảo trì, bảo dưỡng.
- Sử dụng được trong nhiều loại môi chất từ nước, hóa chất, thực phẩm, hơi, khí nén, dầu, nhớt thủy lực; có thể đáp ứng được cả các môi trường trong nhà và ngoài trời; chịu được cả các môi trường acid.
- Có thể thay thế các gioăng hay đệm làm kín trong trường hợp bị mài mòn nên có thể tái sử dụng van.
Nhược điểm:
Dù có thể mang đến rất nhiều tính năng ưu việt và được ứng dụng rất nhiều tuy nhiên thiết bị thủy lực này vẫn có rất nhiều điểm hạn chế cần lưu ý như:
- Không phù hợp với điều tiết áp suất cao, hầu như chỉ đáp ứng tốt với các môi trường áp suất thấp.
- Khuyến cáo không phù hợp cho các dạng hơi nóng.
- Độ bền không quá cao, đặc biệt nếu thường xuyên mở đĩa van trong góc từ 15º – 75º, sau một thời gian có thể xảy ra hiện tượng rò rỉ lưu chất.
- Khó có thể làm sạch được hệ thống nếu đĩa van ở trạng thái mở hoàn toàn.
- Nếu sử dụng van bướm trong các môi trường chất lỏng là nhớt thì có thể dễ bị ăn mòn do nước thải bám vào đĩa của van khiến đĩa đệm mòn đi và không thể làm kín hoàn toàn. Với môi chất này thường được khuyến khích dùng van cổng hoặc van bi để có độ bền cao hơn.
- Do bị nghẹt vì tích tụ các mảnh vỡ xung quanh van, điều này có thể gián đoạn tốc độ dòng chảy ngay cả khi nó đang mở
- Phù hợp hơn cho các hệ thống đường ống có kích thước trung bình trở lên
Ứng dụng của van bướm
Van bướm được ứng dụng trong rất nhiều hệ thống đường ống lớn nhỏ với nhiều mục đích khác nhau, nhưng đều chung một mục đích lớn nhất vẫn là nâng cao chất lượng đời sống của con người. Hình dung về cơ chế hoạt động của thiết bị này hoàn toàn giúp định hình được nó có thể được ứng dụng vào những lĩnh vực nào, đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời ra sao.
Cụ thể, những ứng dụng phổ biến nhất của van cánh bướm bao gồm:
- Hệ thống đường ống nước: Được sử dụng trong hầu hết các hệ thống dòng chảy của chất lỏng để đóng mở dòng chảy mà không chiếm không gian quá lớn, chi phí phải chăng. Các vòi nước sử dụng ngay trong chính ngôi nhà của chúng ta chính là ứng dụng rõ rệt nhất của van bướm (tất nhiên vẫn cần một số thiết bị hỗ trợ khác để đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch). Cả hệ thống cung cấp nước sạch hay thoát nước thải cũng sử dụng van.
- Hệ thống chữa cháy: Van bướm cũng có thể đáp ứng tốt việc kiểm soát lưu lượng nước hay khí để hỗ trợ quá trình dập tắt các đám cháy nhanh chóng.
- Hệ thống sản xuất trong nhà máy: Cung cấp nước đóng chai, các loại thực phẩm hay các dây chuyền có liên quan đến quá trình sản xuất hóa chất cũng được ứng dụng công cụ này.
- Tàu: Van bướm hoạt động với cả các môi chất là nước ngọt, nước mặt, dầu nhớt nên cũng được sử dụng nhiều trên các tàu thuyền.
Lưu ý trong lựa chọn, lắp đặt và vận hành van bướm
Lựa chọn, lắp đặt và vận hành van bướm đúng cách không chỉ giúp hệ thống hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả mà còn giúp tăng độ bền cho thiết bị, hạn chế hư hỏng và các sự cố không mong muốn, tiết kiệm công sức và tiền bạc.
Lưu ý trong lựa chọn chất liệu van bướm
Việc lựa chọn các chất liệu cấu tạo của van bướm sẽ phụ thuộc rất lớn vào môi trường hoạt động hay tính chất các lưu chất chảy qua đường ống. Cụ thể:
- Nếu dùng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ ưu tiên loại van bướm thân gang đĩa gang kết hợp cùng gioăng cao su EPDM. Ngoài ra loại này cũng được dùng trên hệ thống nước sạch hằng ngày.
- Nếu là trên hệ thống ống dẫn hóa chất thường được dùng van bướm có chất liệu nhựa có khả năng chống hao mòn vì hóa chất.
- Nếu dùng cho hệ thống xử lý nước thải sẽ được dùng loại van bướm toàn thân inox kết hợp cùng gioăng Teflon (PTFE).
- Đối với ngành công nghệ thực phẩm, sản xuất nước ngọt thường sẽ dùng van bướm vi sinh để đảm bảo an toàn.
Lưu ý trong lắp đặt và vận hành van bướm
Như đã nói, thực tế nguyên lý hoạt động của van bướm khá dễ hiểu. Tuy nhiên để vận hành van hiệu quả và an toàn thì không phải ai cũng có thể nắm bắt chính xác. Van được đánh giá hoạt động hiệu quả khi thiết bị nếu trong trạng thái đóng hoàn toàn thì lưu chất sẽ không thể hoặc gần như không chảy qua đường ống, và ngược lại, tốc độ chảy của lưu lượng dòng chảy sẽ hoàn toàn kiểm soát được dựa trên góc mở của đĩa van.
Do đó cũng cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình sử dụng các thiết bị này ở hệ thống đường ống:
- Khi thực hiện việc lắp đặt cần đặt van ở vị trí ¼ ( tức là vị trí đĩa van mở hoàn toàn) nhằm tránh nguy cơ miếng đệm bị kẹt trong quá trình siết chặt, điều này sẽ làm rò rỉ lưu chất trong trạng thái van đóng hoàn toàn. Quá trình lắp đặt cũng cần dùng lực để siết chặt ốc, vít chặt, tuy nhiên cần thực hiện từ từ theo mặt phẳng.
- Hai đầu ống nối liền có gắn van bướm bắt buộc phải có kích thước bằng nhau để cố định chặt van bướm, đảm bảo đĩa van có thể góc mở đồng thời ngăn chặn tình trạng rò rỉ khi các lưu chất đi qua.
- Kích thước mặt bích và kích thước van cần đồng nhất và không được sử dụng miếng đệm (gasket) giữa hai bộ phần này.
- Khoảng cách mặt bích cần phải đủ để không làm hỏng miếng đệm khi lắp đặt.
- Không được hàn mặt bích gần các van bướm đã được lắp đặt.
- Nếu van bướm có DN lớn thì trục ti và van sẽ được ưu tiên nằm ở vị trí ngang.
- Với các loại van bướm điều khiển bằng cần gạt có thể bị kẹt do bụi hay các hóa chất khác tích tụ tại các rãnh làm khó khăn trong quá trình vận hành nên cần bảo dưỡng thường xuyên.
- Để vận hành hệ thống đường ống có van bướm hiệu quả còn cần lựa chọn chất liệu phù hợp với môi trường hay loại lưu chất đi qua; vị trí lắp đặt van; thông số kỹ thuật; loại kết nối.. Các kỹ sư hay những người có chuyên môn sẽ giúp bạn đánh giá và chỉ định các loai van phù hợp, chính xác nhất trên hệ thống.
- Đảm bảo việc kiểm tra và bảo dưỡng van định kỳ, thay thế các bộ phận hư hỏng, đã bị mài mòn, vệ sinh bên trong và ngoài, tra dầu nhớt cũng là một trong những biện pháp để vận hành thiết bị này hiệu quả nhất.
6 Lỗi thường gặp ở van bướm và cách khắc phục
Tất nhiên qua thời gian sử dụng việc van bướm bị hư hỏng hay gặp một số sự cố cũng hoàn toàn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu nắm bắt được các trạng thái lỗi của van sẽ giúp việc khắc phục và xử lý sự cố tốt hơn. Dù vậy cũng không nên tự ý sửa lỗi nếu không có chuyên môn để tránh tình trạng hư hỏng nặng hơn, ảnh hưởng đến cả hệ thống hoạt động sau đó.
Một số lỗi thường gặp ở van bướm như sau:
- Van không đóng mở được hoàn toàn: Có nhiều yếu tố gây ra tình trạng này như tích tụ các bụi bẩn, rác thải hay tạp chất tại đĩa van, lúc này cách khắc phục đơn giản là làm sạch đĩa van, lấy các dị vật đang mắc lại ra ngoài. Nếu gioăng cao su sử dụng lâu ngày bị mài mòn, giảm độ đàn hồi thì cần thay gioăng mới. Nếu trục van bị hư hỏng, bị nứt, gãy thì cần thay thế hay sửa chữa lại trục.
- Van làm lưu chất bị rò rỉ: Nếu nguyên nhân của tình trạng này là do gioăng làm kín có bị hư hỏng, bị mài mòn, mất đàn hồi thì cần thay gioăng mới. Hoặc lo lắp đặt gioăng sai kích cỡ, sai vị trí thì cần kiểm tra để lắp đặt lại. Nếu lưu chất chảy ra ở vị trí nối mặt bích với đường ống thì nguyên nhân có thể do chưa siết chặt bulong, ốc vít nên cần siết lại cho chắc chắn hơn.
- Đĩa van không mở được nhiều góc độ khác nhau: Nguyên nhân có thể do van bướm bị khô dầu nhớt nên cần tra thêm dầu nhớt; ngoài ra van đã hoạt động trong thời gian dài liên tục với tần suất cao nên không đáp ứng được hết chức năng thì cũng làm hạn chế khả năng mở nên cũng cần thay đĩa van mới.
- Đĩa van phát ra tiếng ồn khi quay: Trạng thái này có thể do quá trình siết bu lông hay ốc chưa chặt dẫn đến các bộ phận va đập vào nhau trên đường ống nên cần kiểm tra và siết chặt các bộ phận bị lỏng lẻo. Trục van, đĩa van bị mài mòn theo thời gian cũng có thể là nguyên nhân nên cần thay thế các bộ phận đã quá cũ. Ngoài ra van bướm kêu to cũng có thể do góc đóng mở bị va chạm với môi chất nên cần xem xét thay đổi môi trường hoạt động của van.
- Dụng cụ điều khiển vận hành kém: Với van bướm tay gạt nếu khó hoạt động có thể do lò xo bị cứng, gỉ sét, hết dầu bôi trơn nên giảm độ đàn hồi hoặc do cần gạt bị khô dầu nhớt cần bảo dưỡng hoặc thay thế nếu cần thiết. Với van bướm tay quay khó vận hành cũng có thể do trục quay hết dầu bôi trơn hay cũng có thể là do phần kết nối tay quay với thân van chưa lắp đặt chính xác nên cần kiểm tra lại. Nguồn điện áp không ổn định hay motor điện bị lỗi không tạo được cơ năng sẽ khiến van bướm điều khiển điện không hoạt động suôn sẻ nên cần cần kiểm tra dây cấp nguồn và mạch điện. Ở van bướm điều khiển khí nén có thể liên quan đến các yếu tố như hộp bánh răng bị hết, không đủ nguồn cấp khí nén, thông số mô men không tương thích nên cũng cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống.
- Thân van bị hỏng: Điều này cũng khó tránh khỏi khi van bướm phải hoạt động một thời gian dài dưới tác động của nhiệt độ, áp lực, môi trường hay sự ăn mòn của môi chất. Giải pháp tốt nhất cho tình trạng này là thay thế van mới nhưng cần xem xét đến các thông số của van để đảm bảo độ bền lâu dài hơn.
Nói chung, tính ứng dụng của van bướm cực kỳ cao trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên để xác định van có thực sự phù hợp với hệ thống đường ống không, nên chọn loại nào bạn nên tham khảo từ các kỹ sư hay những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn và chính xác nhất.
BÀI VIẾT THAM KHẢO THÊM:
- Van an toàn (Safety Valve): Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng
- Van Giảm Áp: Phân Loại, Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động, Cách Chỉnh
- Các loại van phao (Float Valve) | Nhà PP chính hãng giá tốt
- Y lọc (Y Strainers): Cấu tạo, Phân loại & Nhà phân phối uy tín nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!