Tìm Hiểu Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Van Bướm
Tuy là một thiết bị có vai trò khá quan trọng trong các hệ thống sản xuất và vận chuyển lưu chất, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm cũng như những ứng dụng cụ thể của chúng. Vậy ở bài viết này, hãy cùng An Phú Thành hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Cấu tạo chung của van bướm
Van bướm là thiết bị được lắp đặt phổ biến trong các hệ thống vận chuyển các loại lưu chất lỏng, khí, hơi… Với đa dạng kích thước từ DN15 trở lên, sản xuất từ nhiều loại vật liệu từ bình dân đến cao cấp, thiết bị này hiện đang là một trợ thủ đắc lực giúp quá trình vận chuyển, kiểm soát và điều tiết dòng chảy lưu chất trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.
Có rất nhiều kiểu van bướm trên thị trường hiện nay, mỗi loại sẽ được sản xuất với những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, cho dù có thiết kế như thế nào thì một thiết bị van bướm đúng chuẩn cũng sẽ được cấu thành từ những bộ phận chính như sau:
Thân van:
- Là bộ phận nằm ở bên ngoài và bao bọc lấy đĩa van, có dạng hình tròn.
- Sản xuất từ nhiều loại vật liệu như inox, gang, thép, nhựa…
- Ngay tại vị trí tiếp xúc với đĩa van sẽ được đúc một vòng cao su từ chất liệu EPDM, PTFE, NBR… để tạo độ đóng kín tuyệt đối, ngăn chặn rò rỉ hiệu quả.
- Trên vành thân van sẽ được thiết kế các mặt bích, kẹp wafer, tai bích plug… để thuận tiện cho việc lắp đặt.
Đĩa van:
- Còn được gọi là phần cánh bướm, là bộ phận quan trọng nhất của van và quyết định đến sự đóng/ mở của thiết bị.
- Sản xuất từ nhiều loại vật liệu, trong đó tiêu biểu nhất là inox, thép… với độ cứng cao, khả năng chịu lực và chống ăn mòn vượt trội.
- Kết nối trực tiếp với trục van, có thể quay một góc bằng hoặc nhỏ hơn 90 độ quanh trục để thực hiện đóng mở van hiệu quả, góc độ mở càng nhỏ thì lưu lượng di chuyển càng thấp.
Trục van:
- Có dạng hình trụ dài, cũng được sản xuất từ chất liệu inox hoặc thép với khả năng chịu lực vượt trội.
- Là bộ phận có chức năng truyền lực, kết nối trực tiếp bộ phận điều khiển và đĩa van lại với nhau.
- Có khả năng quay một góc bằng hoặc nhỏ hơn 90 độ, từ đó kéo theo chuyển động của đĩa van để thực hiện đóng/ mở van.
Bộ phận điều khiển:
- Có 4 phương thức vận hành chính là tay gạt, tay quay vô lăng, điều khiển điện, điều khiển khí nén…
- Chúng được lắp đặt ở phía trên thân và kết nối với trục van bên trong.
- Thực hiện tiếp nhận năng lượng và tạo ra chuyển động để vận hành van đóng mở.
- Đối với dòng van tự động thông qua điều khiển điện, điều khiển khí nén… thì sẽ được lắp đặt một bộ phận truyền động năng lượng bên ngoài.
Gioăng làm kín:
- Chế tạo từ loại vật liệu có tính đàn hồi cao như EPDM, PTFE, NBR…
- Thường được đúc vào vị trí tiếp xúc giữa thân van và đĩa van để ngăn chặn tình trạng rò rỉ hiệu quả, cũng được đệm vào giữa các mặt bích để tạo khả năng đóng kín tuyệt đối.
- Gioăng có khả năng chèn lại tất cả các lỗ nhỏ li ti, từ đó tránh xảy ra rung lắc hay phát ra nhiều tiếng ồn khó chịu.
Nguyên lý hoạt động của van bướm
Nhìn chung, thiết bị van bướm này có thiết kế và cơ chế vận hành khá đơn giản. Chức năng đóng mở của chúng hoàn toàn dựa vào khả năng quay một góc bằng hoặc nhỏ hơn 90 độ của đĩa van. Nguyên lý hoạt động được thực hiện theo một quy trình cụ thể như dưới đây.
Van bướm tay gạt:
- Khi muốn mở van: Thực hiện kéo gạt sang bên trái hoặc phải, tay gạt đang kết nối trục van sẽ tạo ra một lực xoay momen làm trục van quay, trục van sẽ làm cho đĩa van đang kết nối với chúng quay theo. Tùy theo điều khiển của người sử dụng mà trục van có thể xoay một góc bằng hoặc nhỏ hơn 90 độ, góc độ mở càng nhỏ thì lưu lượng di chuyển qua van sẽ càng thấp.
- Khi muốn đóng van: Thực hiện kéo tay gạt theo chiều ngược lại với lúc mở, điều này sẽ làm cho trục van đang kết nối với tay gạt quay theo chiều ngược lại, trục van quay cũng sẽ kéo theo đĩa van quay về vị trí ban đầu và thực hiện đóng lại hoàn toàn cửa van, ngăn chặn không cho phép lưu chất di chuyển qua van để tiếp tục di chuyển vào hệ thống.
Van bướm tay quay:
- Khi muốn mở van: Bên ngoài thân van sẽ được thiết kế một tay quay vô lăng, tay quay này sẽ kết nối với các bộ phận chuyển động bên trong. Khi muốn mở van, người vận hành sẽ thực hiện quay tay quay theo chiều kim đồng hồ, hành động này sẽ tạo một ra một lực momen làm quay trục van, kéo theo đĩa van quay. Cũng tương tự như van tay gạt, tùy theo lực xoay tay quay mà góc độ mở của van sẽ nhiều hoặc ít, từ đó điều chỉnh lưu lượng qua van dễ dàng.
- Khi muốn đóng van: Quá trình đóng của thiết bị này cũng khá đơn giản, người vận hành chỉ cần thực hiện quay tay quay theo chiều ngược lại với lúc mở, đĩa van và trục van sẽ quay về vị trí ban đầu để đóng lại cửa van.
Van bướm điều khiển điện:
- Khi muốn mở van: Đây là dòng van đóng/ mở hoàn toàn tự động. Bên ngoài thân van sẽ được lắp đặt một bộ truyền động điện, có chức năng tiếp nhận và chuyển hóa năng lượng điện năng thành cơ năng. Bên trong bộ truyền động sẽ được thiết kế cuộn coil điện, tụ điện, piston, lò xo… Khi cấp một mức điện áp tương ứng vào van, chúng sẽ đi qua tụ điện và cuộn coil để sinh ra một lực từ trường, lực từ trường này sẽ tác động lên piston làm piston di chuyển theo chiều xoắn theo hướng ra ngoài làm sinh ra một lực momen xoắn. Lực này sẽ tác động lên trục van và làm trục van cũng như đĩa van quay, mở ra cửa van cho phép lưu chất di chuyển qua.
- Khi muốn đóng van: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, người vận hành sẽ thực hiện ngắt công tắt điện để đóng van. Không còn điện áp tác động, lực từ trường từ tụ điện sẽ mất đi, piston không còn chịu tác động từ lực từ trường sẽ tự động xoay về vị trí ban đầu. Điều này sẽ tạo ra một lực quay theo chiều ngược lại ban đầu và làm trục van, đĩa van quay theo, từ đó đóng lại cửa van và ngăn chặn không cho phép lưu chất trực tiếp di chuyển qua.
Van bướm điều khiển khí nén:
- Khi muốn mở van: Tương tự như van điện, van bướm khí nén cũng là một thiết bị được đóng mở hoàn toàn tự động. Bên ngoài thân van sẽ được lắp đặt một bộ phận truyền động, có chức năng tiếp nhận năng lượng khí nén và chuyển hóa thành cơ năng, bên trong bộ truyền động được thiết kế lò xo, piston, xi lanh… Khi thực hiện cấp một lượng khí nén tương ứng vào thiết bị, khí nén này sẽ đi qua buồng chứa khí bên trong bộ truyền động, sau đó đi đến lò xo, xi lanh… và làm quay piston, tạo thành một lực momen xoắn làm quay trục van và đĩa van.
- Khi muốn đóng van, người vận hành sẽ thực hiện ngắt nguồn kết nối hoặc cấp một lượng khí nén tương ứng vào bên trong thiết bị, điều này tùy thuộc hoàn toàn vào thiết kế của bộ truyền động. Điều này sẽ tạo thành một lực momen để kéo trục van và đĩa van quay theo chiều ngược lại, từ đó thực hiện đóng van.
Các loại van bướm phổ biến nhất hiện nay
Van bướm là một dòng van khá quen thuộc và giữ vai trò quan trọng trong nhiều hệ thống đường ống, vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sử dụng tăng cao của người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại van bướm với những đặc điểm riêng biệt khác nhau, điều này giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn được những sản phẩm tương ứng với nhu cầu sử dụng.
Hiện tại, An Phú Thành hiện đang là một doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối các dòng van bướm chính hãng với đa dạng kích thước, chất liệu, xuất xứ từ những thương hiệu danh tiếng. Mọi kiểu dáng ưa thích đều có sẵn số lượng lớn tại các kho của chúng tôi với giá thành vô cùng cạnh tranh.
Phân loại van bướm theo chất liệu:
- Van bướm gang
- Van bướm inox
- Van bướm nhựa
- Van bướm thép
Phân loại van bướm theo phương thức kết nối:
- Van bướm tay gạt
- Van bướm tay quay
- Van bướm điều khiển điện
- Van bướm điều khiển khí nén
Phân loại van bướm theo phương thức vận hành:
- Van bướm mặt bích
- Van bướm wafer
- Van bướm plug
Ứng dụng của van bướm trong các hệ thống vận chuyển lưu chất
Van bướm là một thiết bị linh hoạt với khả năng ứng dụng trong nhiều hệ thống, thích hợp với hầu hết môi trường lưu chất như chất lỏng, khí nén, hơi nóng… Với đa dạng chất liệu sử dụng, chúng có thể chịu được áp lực lớn, nhiệt độ cao, chống ăn mòn và oxy hóa hiệu quả. Một số ứng dụng vượt trội của thiết bị này là:
- Van bướm là một sản phẩm vô cùng quan trọng trong các hệ thống cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy, các hệ thống thủy lợi, các bể chứa, bồn chứa…
- Van bướm còn giữ vai trò không thể thiếu trong các hệ thống khí nén như máy nén khí, các hệ thống đóng mở bằng khí nén, các hệ thống nâng hạ bằng khí nén…
- Van bướm còn được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống hơi nóng như lò hơi, nồi hơi, nồi áp suất, nồi hấp…
- Van bướm còn được sử dụng trong các nhà máy như nhà máy chế biến thực phẩm, dược phẩm; nhà máy hóa chất; nhà máy thủy điện, nhiệt điện; nhà máy năng lượng, luyện kim…
- Van bướm còn được sử dụng trong các ngành hàng hải, đóng tàu…
An Phú Thành – Phân phối van bướm chính hãng, giá cả cạnh tranh
Các dòng van bướm với đầy đủ kích thước, chất liệu, phương thức kết nối, phương thức vận hành… luôn có sẵn tại An Phú Thành với giá thành hợp lý nhất. Dưới đây là một số hình ảnh thực tế của sản phẩm này tại kho của chúng tôi mà bạn có thể tham khảo:
Trên đây là những thông tin chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm này, muốn được An Phú Thành tư vấn kỹ hơn để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với hệ thống đang sử dụng, cũng như muốn nhận được báo giá cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!