Van bướm tay gạt | DN50 – DN200 | Chính hãng, Giá tốt, Hàng có sẵn
Van bướm tay gạt xuất hiện lần đầu trên thị trường từ những năm 1930 và nhanh chóng được đón nhận bởi có thể mang đến nhiều hiệu quả cao trong việc điều tiết lưu lượng dòng chảy. Với cấu tạo đơn giản, vận hành đóng mở nhanh, kích thước đa dạng, giá thành hợp lý,… thiết bị này đã được lựa chọn dùng trong nhiều hệ thống cung cấp nước, nước thải và PCCC.
Tiêu chuẩn: BS 4504
Đặc tính:
- Áp suất (mpa): 1.6
- Áp suất test vỏ: 2.4 mpa
- Áp suất test lòng: 1.8 mpa
- Nhiệt độ: -10°C đến 80 °C
- Sử dụng cho: Nước
THÀNH PHẦN VẬT LIỆU
|
QUY CÁCH
DN | L | DO | ZxΦd |
50 | 43 | Φ125 | 4xΦ19 |
65 | 46 | Φ145 | 4xΦ19 |
80 | 46 | Φ160 | 4xΦ19 |
100 | 52 | Φ180 | 4xΦ19 |
125 | 56 | Φ210 | 4xΦ19 |
150 | 56 | Φ240 | 4xΦ23 |
200 | 60 | Φ295 | 4xΦ23 |
Hiểu hơn về Van bướm tay gạt
Van bướm tay gạt là thiết bị thủy lực có tên quốc tế là Butterfly Valve Lever Type. Đây là một trong những loại van bướm phổ biến nhất bởi có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản, dễ dàng lắp đặt, sử dụng và ứng dụng trên nhiều hệ thống đường ống. Đặc biệt chi phí của loại van này không quá cao nhưng vẫn có thể mang đến tác dụng tương tự một số loại van khác có cùng chức năng.
Công dụng của van bướm tay gạt chính là điều tiết lưu lượng dòng chảy trong hệ thống đường ống thông qua việc đóng/mở đĩa van. Nhìn tổng thể của van bướm tay gạt giống với hình một con bướm nhất trong số các loại van bướm, trong đó trong đó đĩa van nhìn giống cánh bướm, cổ van tròn bên ngoài đĩa van giống như phần thân bướm, và bộ phận truyền động (phần tay gạt) nhìn giống như đầu và râu bướm.
Loại van công nghiệp này đã xuất hiện từ những năm 1930 tại Hoa Kỳ để phục vụ cho nhu cầu dẫn nước tại hệ thống đường ống thông dụng ngoài môi trường. Đến năm 1950, thiết bị này bắt đầu sản xuất và sử dụng rộng rãi trên toàn nước Nhật. Và đến năm 1970 nhờ những cải tiến và quá trình quảng bá tại Trung Quốc mà van bướm bắt đầu được cả thế giới biết đến và sử dụng nhiều hơn.
Video van bướm tay gạt thương hiệu YDK Hàn Quốc tại An Phú Thành:
Cấu tạo của van bướm tay gạt
Dù có khá nhiều loại van bướm tay gạt trên thị trường với hình dáng, chất liệu, nguồn gốc xuất xứ khác nhau nhưng đa phần cấu tạo cơ bản chung của van là giống nhau với các bộ phận quan trọng nhất định phải có. Giữa các bộ phận đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau nên dù thiếu bất cứ bộ phận nào cũng ảnh hưởng đến quá trình vận hành nên cần kiểm tra kỹ lưỡng khi mua và sử dụng.
Cụ thể, cấu tạo cơ bản của 1 Butterfly Valve Lever Type như sau:
- Thân van (Body): Có dạng hình vòng tròn nằm bao quanh đĩa van, liên kết trực tiếp với mặt bích hoặc hệ thống đường ống và chịu tác động từ bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc. Thân van thường được làm từ các chất liệu như gang, thép, thép không gỉ,… có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt để bảo vệ các bộ phận bên trong một cách an toàn.
- Đĩa van (Disc): Nhỏ hơn thân van và được thiết kế đặt vừa trong thân van, đồng thời phải đảm bảo tiếp xúc với gioăng vừa vặn để tạo thành một vòng tròn khép kín khi van bướm tay gạt ở trạng thái đóng hoàn toàn. Bộ phận này có dạng hình tròn, do có trục ở giữa chia đôi nên khá giống hình cánh bướm, thường được làm từ các vật liệu như gang, thép, inox, nhựa,… tùy thuộc vào tính chất môi chất đi qua. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bởi nó đảm nhiệm việc cản trở lưu lượng dòng chảy đi qua.
- Gioăng làm kín: Nằm giữa thân van và đĩa van để tạo thành một vòng tròn khép kín, ngăn chặn không cho lưu chất bị rò rỉ. Bộ phận này thường được làm từ các chất liệu có tính đàn hồi, có khả năng chống hóa chất hay mài mòn như cao su EPDM hoặc Teflon để làm tăng độ kín của van trong quá trình vận hành.
- Trục van (Stern): Đây chính là bộ phận thường đặt nằm giữa đĩa van để cố định đĩa van vào thân van ở đầu trên và dưới, kết nối với trục điều khiển nhưng vẫn cho phép đĩa van có thể xoay chuyển bên trong thân. Trục van sẽ truyền momen xoắn từ tay quay tới cánh sao cho đĩa van quay đúng theo hướng và tỉ lệ góc mà tay quay điều khiển. Trục van cánh bướm tay gạt thường làm từ các chất liệu như thép, inox và nhựa (đối với van nhựa).
- Tay gạt (Lever Handle): Là bộ phận điều khiển đảm nhiệm việc vận hành van được gắn liền với trục và nằm trên phần đầu của thân van thông qua bulong, đại ốc và thường được làm từ các vật liệu như thép không gỉ. Tay gạt gồm hai thanh, một thanh trên dài và một thanh dưới ngắn hơn, được kết nối với nhau bằng lò xo và tạo thành góc nhọn. Khi vận hành, sẽ cần bóp hai thanh lại gần kết hợp với việc đẩy cần gạt sang trái hoặc sang phải. Thiếu bộ phận này thì sẽ không được gọi là van bướm tay gạt.
- Đĩa răng: Là bộ phận nằm dưới tay gạt có các bánh răng cưa để cố định các góc mở của tay gạt, giúp người dùng xác định chính xác góc cần mở của van.
- Y van: Đây là bộ phận được được gắn cố định vào đĩa van và có vị trí đối xứng nhau trên dưới để cố định các bộ phận với nhau, thường được làm từ các chất liệu như Inox 304/316/420.
- Các bộ phận khác: Khớp gioăng làm kín, bulong, ốc vít, chốt hãm,…
Video mô phỏng cấu tạo của van bướm tay gạt:
Tìm hiểu thêm: Van bướm tay quay | Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động, Ứng dụng
Nguyên lý hoạt động của van bướm tay gạt
Nói chung, cơ chế hoạt động của van bướm tay gạt khá dễ hiểu, không quá phức tạp. Khi van ở trạng thái đóng hoàn toàn, đĩa van và thân van, sẽ nằm ở vị trí song song (góc mở lá van 0°), cần gạt nằm vuông góc với trục theo hướng song song với thân van. Lúc này đĩa van tạo với thân van thành một vòng khép kín nên các lưu chất không thể đi qua hệ thống đường ống.
Khi cần hoạt động, người vận hành cần kết hợp giữa các động tác gồm bóp cần gạt và đẩy nó sang trái hoặc phải theo một góc độ mong muốn với tốc độ, lưu lượng dòng chảy cần thiết. Trạng thái mở toàn toàn là khi đĩa van tạo với thân van một góc 90º, tức là di chuyển ¼ đường tròn quanh trục. Nếu xoay đĩa van một góc 40º thì tốc độ dòng chảy có thể đạt khoảng 40-50%; còn mở 90º là 100%.
Trục van chính là bộ phần dẫn truyền truyền momen xoắn từ lực tay để xoay chuyển cánh van theo chiều hướng góc quay của tay gạt giống như một chuỗi liên kết. Trục này chỉ hoạt động khi các thao tác bóp và đẩy cần gạt đồng thời nên con người hoàn toàn có thể kiểm soát tất cả, ít xảy ra các trường hợp cần điều khiển tự động dịch chuyển.
Phân loại van bướm tay gạt
Van bướm tay gạt được phân loại theo chất liệu, nguồn gốc sản xuất, thương hiệu, mẫu mã, kiểu kết nối,… Tùy theo nhu cầu sử dụng, môi trường sử dụng hay môi chất trong hệ thống mà cần xem xét lựa chọn loại Butterfly Valve Lever Type phù hợp nhất.
Phân loại theo chất liệu
Chất liệu Butterfly Valve Lever Type có ảnh hưởng đến độ bền, môi trường sử dụng, các loại dung môi đi qua nên cần phải xem xét kỹ lưỡng. Cụ thể:
- Van bướm tay gạt gang: Được sử dụng phổ biến nhất và cũng có giá thành rẻ nhất, tính ứng dụng cao, không tốn quá nhiều chi phí vận hành. Loại chất liệu này phù hợp cho cả các môi trường có môi chất là nước sạch hằng ngày. Tuy nhiên khả năng chịu lực, áp suất của gang không quá tốt nên nếu xảy ra các va đập mạnh có thể dễ dàng hỏng hóc.
- Van bướm tay gạt inox: Inox cao cấp SS304, SS316, SS316L, SS201,… thường là các chất liệu được sử dụng vì có độ bền cao đặc biệt là khả năng chịu ăn mòn do hóa chất tốt. Khả năng chịu nhiệt cũng có thể lên tới 220ºC cùng nhiều đặc tính ổn định khác. Do đó, được dùng nhiều trong các hệ thống dẫn hóa chất, các chất có tính axit, kiềm hay chất thải để đảm bảo độ bền cao hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng chất liệu này cho Butterfly Valve Lever Type có thể phải dùng một lực lớn để vận hành do phần seal kín được đánh giá là khá cứng.
- Van bướm tay gạt nhựa: Cũng được dùng phổ biến vì nhẹ, giá thành rẻ hơn so với van có chất liệu kim loại. Các loại nhựa cao cấp PVC, UPVC, PP vẫn có khả năng chịu nhiệt hay chống ăn mòn nên vẫn có thể dùng trong môi trường hóa chất hay nước sạch. Dù vậy một nhược điểm rõ ràng của chất liệu này chính là có độ bền không quá cao, dễ hỏng hóc nếu có va đập mạnh, khả năng chịu áp suất cũng khá kém.
- Van bướm tay gạt thép: Có độ bền cao, chịu được lực tác động mạnh, thường được ứng dụng trên các môi trường có nhiệt độ và áp suất cao mà chất liệu gang không đáp ứng được như hệ thống dẫn dầu, hơi nóng, hơi bão hòa,…
- Van bướm tay gạt kết hợp giữa các chất liệu: Để giảm nhược điểm giữa các loại chất liệu thì tay vì sử dụng cùng chất liệu cho thân và đĩa van thì người ta cũng có thể kết hợp 2 chất liệu. Chẳng hạn van bướm tay gạt inox vi sinh, van bướm tay gạt thân gang đĩa inox,…
Sản phẩm nổi bật:
Phân loại theo kiểu kết nối
Kiểu kết nối cũng là một yếu tố quan trọng bởi nó liên quan đến việc nối van vào hệ thống đường ống, nếu chọn các loại van có cấu hình kết nối không phù hợp thì sẽ có thể không thể lắp đặt vào hoặc gặp các vấn đề trong vận hành nên cần đặc biệt chú ý.
- Van bướm tay gạt kiểu kẹp (Wafer): Đây là kiểu phổ biến nhất bởi có kết cấu đơn giản và chi phí cũng khá thấp. Theo đó trên thân van sẽ có 2 vị trí xỏ bu lông để cố định van và được đặt giữa hai mặt bích đã được kết nối với hệ thống đường ống, trên các mặt bích này sẽ có các lỗ xỏ để siết bulong chặt lại, kẹp van ở giữa chặt để ngăn chặn lưu chất bị rò rỉ vì không có các liên kết trực tiếp nào giữa van và mặt bích. Tuy nhiên nhược điểm của dạng này chính là độ bền không cao và khả năng chịu lực cũng thấp.
- Van bướm tay gạt kiểu tai bích (Lug): Đây cũng là loại khá phổ biến ở xung quanh van sẽ được thiết kế thêm các lỗ ren tròn tương đồng vị trí với các lỗ ren trên mặt bích, điều này sẽ giúp van được cố định chắc chắn vào mặt bích hơn khi siết bulong. Nhờ đó lưu chất ít có nguy cơ rò rỉ hơn, khả năng chịu lực ổn định hơn nên sẽ đáp ứng cho các môi trường có áp suất lớn. Tuy nhiên dạng này cần đòi hỏi không gian lắp đặt rộng hơn dạng Wafer.
- Van bướm tay gạt kiểu tai bích rút gọn (Semi Lug): Trên thân van sẽ có 4 lỗ ren được đặt ở vị trí ở hai vị trí trên và dưới, nơi tiếp xúc giữa trục van và thân van để xỏ bulong kết nối với mặt bích và hệ thống đường ống. Dạng này có thể không chắc chắn bằng kiểu Lug nhưng có thể định vị tốt và chắc chắn hơn so với kiểu kẹp Wafer.
- Van bướm tay gạt kiểu 2 mặt bích( Double Flanged): Ở kiểu này trên quanh viền thân van sẽ được thiết kế thành một viền tròn (2 mặt bích được đúc liền với thân van) chứ không chỉ là các lỗ ren như các dạng còn lại. Van sẽ được kết nối vào hệ thống đường ống với khả năng liên kết chắc chắn hơn với ống để hạn chế tình trạng rò rỉ lưu chất. Kiểu này thường được áp dụng nhiều trên các hệ thống đường ống lớn, chịu áp lực, áp suất cao để đảm bảo độ bền lâu dài hơn.
An Phú Thành – Công ty XNK & Phân phối Van Bướm Tay Gạt chính hãng, giá tốt uy tín hàng đầu tại Việt Nam
Các kiểu phân loại khác
Ngoài những cách trên thì van bướm tay gạt còn được phân loại dựa trên nguồn gốc xuất xứ hay thương hiệu sản phẩm. Các loại van được sản xuất từ các đơn vị khác nhau sẽ có khả năng chịu nhiệt, áp suất, ưu/nhược điểm và giá thành khác nhau nên nếu quan tâm đến sản phẩm này thì cũng cần chọn lựa các đơn vị uy tín, chuyên về lĩnh vực này để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Phân loại van bướm tay gạt theo thương hiệu: YDK, BTL, Wonil, Masteco, Samwoo,…
- Phân loại van bướm tay gạt theo xuất xứ: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia.
- Phân loại theo kích cỡ: Tùy hệ thống đường ống, bán kính đường ống bạn cũng cần chú ý lựa chọn các kích cỡ Butterfly Valve Lever Type sao cho phù hợp. Van thường có các dạng kích cỡ phổ biến là DN40 đến DN300 (trong đó DN là đơn vị kích thước dùng cho cho các loại van công nghiệp, DN40 tương đương với Ø ≈ 48,3mm).
Đánh giá ưu nhược điểm của van bướm tay gạt
Với các đặc tính về việc vận hành dễ dàng, nhanh chóng, ứng dụng được trong nhiều môi trường nhưng giá thành không quá cao nên sản phẩm đang được sử dụng cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên cần hiểu rõ về các ưu/nhược điểm của van bướm tay gạt để đảm bảo sự vận hành hiệu quả và phù hợp với toàn bộ hệ thống đường ống.
Ưu điểm:
- Butterfly Valve Lever Type thuộc kiểu vận hành đóng nhanh, mở nhanh nên có thể vận hành nhanh chóng và hiệu quả.
- Thiết kế gọn nhẹ, có thể đa dạng kích cỡ, có thể phù hợp với cả các không gian đường ống lớn và nhỏ hay đặt trong các vị trí hạn chế.
- Phần thân của van thường có các cấu tạo chống rỉ sét (sơn epoxy chống ăn mòn) đáp ứng phù hợp với cả nhu cầu trong nhà và ngoài trời.
- Butterfly Valve Lever Type cũng được thiết kế theo kiểu lệch tâm giúp giảm cho lực vặn để nhẹ nhàng hơn do thiết bị này không có bộ trợ lực như các dòng van bướm khác.
- Đĩa van bướm tay gạt thường được bọc cao su NBR/EPDM nên khi hoạt động khá êm, không gây ra tiếng ồn lớn.
- Tay điều khiển có thể giúp điều tiết được lưu lượng dòng chảy khá chính xác và được đánh giá rất phù hợp lý để kiểm soát dòng chảy trong không gian đường ống tối thiểu.
- Giá thành rẻ, lắp đặt dễ dàng, độ bền ổn, không đòi hỏi phải bảo trì thường xuyên.
- Trong các trường hợp chỉ một bộ phận hư hỏng cũng có thể thay thế riêng biệt từng bộ phận mà không cần phải thay thế toàn bộ, điều này cũng giúp tiết kiệm đáng kể các chi phí.
- Có khả năng lắp lẫn giữa các thiết bị nếu phù hợp, bởi các lỗ ren trong van bướm kẹp Wafer, hay van bướm Semi Lug hầu như đều được sản xuất với chung một kích thước nhưng vẫn cần đảm bảo phù hợp với tính chất của hệ thống đường ống.
- Rất phổ biến trong các hệ thống cung cấp nước sạch, do mức độ phổ biến này mà bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm các phụ kiện thay thế trong các trường hợp cần thiết ở hầu như bất cứ đâu.
- Hiệu suất điều chỉnh tốt, hiệu suất làm kín áp suất thấp tốt.
- Van bướm tay gạt cần ít sự hỗ trợ hơn trong vận hành giúp tiết kiệm nhân công tối thiểu.
- Lắp đặt chính xác và lựa chọn van phù hợp với hệ thống đường ống thì khả năng ngăn chặn dòng chảy trong đường ống cũng khá hiệu quả ở trạng thái đóng hoàn toàn.
Nhược điểm:
- Do đặc điểm về cấu tạo và tính chất vận hành của Butterfly Valve Lever Type nên kích thước van chỉ giới hạn trong 40<DN<300. Với các hệ thống đường ống nhỏ thường được khuyến khích dùng van bi.
- Van bướm tay gạt không có bộ trợ lực nên cần dùng lực tay rất lớn khi vận hành, điều này có nghĩa là nếu dùng van trên hệ thống đường ống càng lớn thì càng phải dùng một lực tay rất lớn, do đó có thể gây khó khăn cho một vài người nếu có sức yếu.
- Tốc độ dòng chảy lưu chất có thể không đạt được 100% bởi cho dù đĩa van có mở ở góc 90º thì nó vẫn nằm trong đường ống và có thể cản trở phần nào lưu tốc của dòng chảy. Do đó các chuyên gia khuyến khích nên chọn các thiết bị có chất liệu cứng cáp nhưng mỏng để giảm mức độ cản trở này.
- Không phù hợp cho các hệ thống có có nhiệt độ cao trên 300 độ C hay phải chịu các áp lực lớn trên 25 bar vì có thể ảnh hưởng đến độ bền hay khả năng vận hành.
- Dù công năng có thể tốt hơn các loại van có cùng chức năng khác nhưng độ bền hay hiệu suất có thể không bằng van bi hay van cầu.
- Có thể xảy ra hiện tượng xâm thực hay nghẹt dòng chảy nếu có lẫn các tạp chất trong môi chất.
Ứng dụng van bướm tay gạt
Không khó để nhìn thấy những ứng dụng của van bướm tay gạt trong cuộc sống hằng ngày bởi thiết bị này được dùng cực kỳ phổ biến, đáp ứng được với nhiều lĩnh vực giúp nâng cao chất lượng đời sống. Đặc biệt trong các hệ thống cấp thoát nước hầu hết được sử dụng van để dễ dàng điều tiết lưu lượng dòng chảy bên trong hệ thống.
Một số ứng dụng phổ biến của Butterfly Valve Lever Type gồm:
- Trong hệ thống cấp/thoát nước thải van bướm tay gạt thường được đặt ở các vị trí như cuối công trình hoặc đầu vào nơi vị trí gom nước thải.
- Trên tàu biển cũng thường sử dụng van do có thể hoạt động tốt với cả các môi chất là nước mặn và dầu, nước sạch nên loại van này thường được dùng cho hệ thống nước ballast của tàu biển, quy trình cấp và thoát nước trên tàu hoặc các hệ thống cấp dầu nhiên liệu để tàu hoạt động.
- Các loại van bướm tay gạt có kích thước lớn cũng được ứng dụng trong hệ thống các nhà máy thủy điện.
- Ứng dụng trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy vì thể có mở vòi nhanh để xử lý cho các sự cố khẩn cấp và các thao tác cũng rất nhanh gọn.
So với các loại van bướm khác thì Butterfly Valve Lever Type là loại phổ biến nhất nhưng có mức giá rẻ nhất, tính ứng dụng cao và phục vụ được cho rất nhiều nhu cầu của con người. Tuy còn một số nhược điểm nhưng nếu đánh giá một cách khách quan thì đây là một lựa chọn tốt cho hệ thống, khi lựa chọn được loại phù hợp sẽ giúp hệ thống vận hành ổn định và đem đến hiệu quả làm việc cao.
Một số lưu ý về vận hành và sử dụng van bướm tay gạt
Để sử dụng và vận hành van bướm tay gạt hiệu quả, cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục
Trong quá trình sử dụng, chắc chắn không thể tránh khỏi việc gặp như hư hỏng, sự cố khiến van bướm tay gạt vận hành kém hiệu quả. Cần hiểu rõ các nguyên nhân này để kịp thời sửa chữa, khắc phục ngay khi có vấn đề, phòng tránh các sự cố nguy hiểm hơn có thể xuất hiện.
Cụ thể một số lỗi thường gặp ở Butterfly Valve Lever Type và cách khắc phục như sau:
- Khô dầu nhớt hay chất bôi trơn: Có thể là nguyên nhân khiến cho cánh van, trục van hay cần điều khiển khó khăn hoạt động, khó xoay hoặc phát ra tiếng kêu. Cách xử lý là tra thêm các chất bôi trơn vào từng bộ phận.
- Lò xo bị long, gỉ hay giảm đàn hồi: Khiến cho cần tay điều khiển hoạt động kém hiệu quả, không gạt đúng vào răng cưa trên kim chỉ báo. Cần xem xét việc sửa hoặc thay thế lò xo, tùy tình trạng.
- Gioăng làm kín mất đàn hồi hoặc bị mài mòn, hư hỏng: Làm tăng nguy cơ lưu chất bị rò rỉ hoặc đĩa van vận hành kém hiệu quả. Cách xử lý đơn giản là cần thay gioăng mới cho van cánh bướm tay gạt.
- Đĩa van phát tiếng ồn: Có thể do thiếu chất bôi trơn hoặc do vặn ốc vít, bu lông chưa chắc chắn nên cần kiểm tra lại.
- Có dị vật trong đường ống: Bụi bẩn, tạp chất hay các dị vật trong đường ống chính là nguyên nhân làm cản trở dòng chảy, tăng tốc độ làm hư hỏng đĩa van, kẹt van,… nên cần kiểm tra và vệ sinh trong và ngoài đã van thường xuyên.
- Lắp đặt sai các bộ phận hoặc chọn các phụ kiện không phù hợp: Sẽ làm giảm khả năng vận hành của van và tăng nguy cơ xảy ra các sự cố nên cần cực kỳ chú ý.
7 lưu ý khi lắp đặt van bướm tay gạt
Việc lắp đặt van bướm là cực kỳ quan trọng bởi chỉ khi lắp đặt đúng, các bộ phận được đặt đúng vị trí thì mới có thể tạo ra một dây chuyền liên kết trơn tru và hoạt động hiệu quả nhất. Do đó cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tham khảo kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc nhờ các kỹ sư, người có chuyên môn thực hiện lắp đặt để đảm bảo an toàn và chính xác tuyệt đối
- Khi lắp đặt van bướm đồng thời với một 1 van điều khiển hoặc van chặn thì cần đặt cách nhau khoảng cách ít nhất 5 lần đường kính ống.
- Kiểm tra các vật tư, phụ kiện để đảm bảo đầy đủ, không có bộ phận nào bị cong vênh hay hư hỏng.
- Khi lắp đặt cần để van bướm tay gạt để van mở ra 1 góc khoảng từ 20º đến 25º nhằm hạn chế nguy cơ gioăng làm kín bị biến dạng trong quá trình khi lắp van vào đường ống.
- Giữa van và mặt bích không dùng miếng đệm, và kích thước mặt bích cũng bằng kích thước van.
- Nếu van bướm tay gạt được lắp đặt ở vị trí ngay cửa ra cửa bơm ly tâm thì cần đặt cách xa vị trí nối cút.
- Butterfly Valve Lever Type có thể linh động lắp theo theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang nhưng vẫn cần cân nhắc hướng lắp đặt van để phù hợp hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về van bướm tay gạt, bao gồm cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại, ưu nhược điểm, ứng dụng, lưu ý khi vận hành và sử dụng,… Nếu có nhu cầu về sản phẩm, quý khách hàng có thể đến trực tiếp Công ty TNHH XNK Van công nghiệp An Phú Thành hoặc liên hệ hotline 02862681578 – 0986504114 để được báo giá tốt nhất, chúng tôi cam kết hàng chính hãng, có sẵn tại kho, bảo hành đầy đủ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!